ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA NẶNG DO LOÉT TÁ TRÀNG KISSING ULCER THỦNG VÀO ĐỘNG MẠCH VỊ TÁ TRÀNG VÀ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

Thái Nguyên Hưng 1,, Phan Văn Linh 2
1 Bệnh viện K
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu (NC): NC hồi cứu trên 12 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa nặng do loét tá tràng kissing ulcer thủng vào động mạch vị tá tràng và loét dạ dày, tá tràng (DDTT) tại bệnh viên K. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật (PT). Đối tượng NC: Tất cả những BN không phân biệt tuổi giới, được chẩn đoán là loét DD-TT, được điều trị phẫu thuật (PT) tại BV K. Phương pháp NC: Mô tả hồi cứu. Thời gian: 2018-2022. Kết quả NC: Có 12 BN đủ tiêu chuẩn được đưa vào NC, 100% là nam, tuổi TB là 59,5 (từ 49-78t). Tất cả các BN đều có bệnh lý ung thư hay bệnh lý nội khoa phối hợp, 3 BN có tiền sử (TS) thủng cũ DD-TT. Nội soi DD-TT trước mổ: 5/12 BN (41,7%) XHTH do UTDD, 6/12 BN (50%) do loét hành tá tràng (HTT) hoặc tá tràng (TT), 1 BN không xác định được tổn thương; 5/12 BN (41,7%) sốc mất máu (mổ cấp cứu) đều do loét mặt sau tá tràng hay Kissinh ulcer (2 BN ổ loét đối nhau) thủng vào ĐM vị tá tràng, 1 BN loét dưới vater thủng vào mạch máu đầu tụy), PT cắt 2/3 DD lấy ổ loét, dẫn lưu (DL) mỏm tá tràng 4/12 BN (33,3%), (1 BN dẫn lưu mỏm TT và Kehr), 5 BN (41,7%) mở DI-DII khâu cầm máu ổ loét,nối vị tràng, 3 BN cắt dạ dày bán phần (XHTH do loét DD). +Không có TV trong và sau mổ. +Biến chứng: + 1 BN rò mỏm tá tràng  sau cắt 2/3DD,DL mỏm tá tràng  DL đường mật do loét kissing ulcer thủng vào ĐM vị tá tràng (điều trị nội hết rò). +2 BN tái XHTH (sau khâu cầm máu, để lại ổ loét): Điều trị nội khoa (PPI, Nexium). Kết luận: +XHTH nặng do loét DD-TT là biến chứng nặng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các biến chứng của bệnh lý loét DD-TT.Đặc biệt là những trường hợp XHTH do loét mặt sau tá tràng thủng vào đầu tụy và động mạch vị tá tràng hoặc loét kissing ulcer tá tràng (2 loét đối nhau) thường gây ra sốc mất máu. +Xử trí trong mổ gặp nhiều khó khăn do chảy máu dữ dội, thành tia, thường phải mở dạ dày khâu cầm máu trước sau đó cắt 2/3 dạ dày lấy ổ loét thủng,chảy máu (có thể cắt hang vị+lấy ổ loét). Nếu chỉ khâu cầm máu, nên cắt thần kinh (TK) X, nối vị tràng phối hợp hoặc loại trừ ổ loét ra khỏi đường tiêu hóa phối hợp với cắt TKX, nối vị tràng. +Khâu cầm máu đơn thuần ổ loét tá tràng chảy máu có tỷ lệ tái xuất huyết cao và ổ loét không được điều trị triệt căn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Chiều Dương, Lê Văn Thiệu, Hoàng Thị Hiên (2015): Đánh giá kết quả của tiêm, kẹp Clip và Esomeprazole (Nexium) trong điều trị xuất huyết tiêu hoa do loét dạ dày tá tràng. Yhocvietnam 436;275-282.
2. Đào Việt Hằng, Nguyễn Thanh Long, Trần quốc Tiến, Đào Văn Long (2018): Đánh giá Kết quả cầm máu can thiệp nội soi trong xuất huyết tiêu hóa trên tại bệnh viện đại học Y Hà nội từ 2013-2017. Y học thực hành 1(1066);57-59
3. Thái Nguyên Hưng (2021): Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa do ung thư hang môn vị dạ dày xâm lấn đầu tụy, DI, DII tá tràng. Y Học Việt nam.tháng 10(1);Tập 507:137-141.
4. Thái Nguyên Hưng (2021): Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa cao tại bệnh viên K. Y Học Việt Nam.Tháng 12(2);509:196-201.
5. Nguyễn Phúc Minh, Trần Trung Hiếu: Chảy máu tiêu hóa. Cấp cứu Ngoại tiêu Hóa. NXB Thanh niên 2018:27-37.
6. Nguyễn Thắng Toản và cộng sự (2015): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa cao tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. Y Học Việt nam 436;102-106.
7. Trần Thiện Trung, Trần Anh Minh: Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng. Cấp cứu ngoại tiêu hóa. NXB Thanh niên. 2018:66-77
8. Kin Tong Chung, Vishalkumar G Shelat: Perforated peptic ulcer-an update. World J Gastrointest Surg 2017 January 27;9(1):1-12
9. Maxwell D.Mirande and Raul A. Mirande (2018): Management of a postbulbar duodenal ulcer and stricture causing gastric outlet obstruction: A case report. Ann Med Surg (Lond) 2018 May;29:10-13