KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT HẸP HỘP SỌ BẨM SINH TẠI KHOA PHẪU THUẬT TẠO HÌNH, BỆNH VIỆN VIỆN VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015-2021

Nguyễn Hồng Hà 1,, Bùi Mai Anh 1, Vũ Trung Thực 1, Bùi Huy Mạnh 1, Tô Tuấn Linh 1
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh (DTHHSBS) là bệnh lý gây ra bởi tình trạng liền sớm bất thường của một hoặc nhiều khớp sọ làm biến dạng hộp sọ, gây tăng áp lực nội sọ. Điều trị DTHHS khó khăn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 19 bệnh nhân (BN) có DTHHSBS được phẫu thuật tạo hình hộp sọ tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Tạo hình Thẩm mỹ, bệnh viện Việt Đức từ tháng 01/2015 – 11/2021. Kết quả: Có 2 BN (10,5%) dính khớp trán, 6 BN (31,6%) dính khớp vành một bên, 8 BN (42,1%) dính khớp vành 2 bên, 2 BN (10,5%) dính khớp dọc giữa và 1 Bn (5,3%). Có 13 BN DKS đơn thuần, 6 BN có hội chứng. Phương pháp phẫu thuật có 16 BN cắt đẩy phức hợp trán- ổ mắt, 2 BN tạo hình 2/3 trước sọ và 1 BN tạo hình toàn bộ hộp sọ. Biến chứng có 3 BN bị rách màng cứng, 1 BN nhiễm khuẩn sau mổ, 1 BN biến chứng do gây mê, không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình hộp sọ trong điều trị dị tật hẹp hộp sọ là phẫu thuật an toàn, tỉ lệ biến chứng sau mổ thấp, giúp trẻ phục hồi về mặt chức năng, thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Đỗ Thanh Cần (2021), Luận án tiến sĩ y học, “Kết quả phẫu thuật dính khớp sọ đơn thuần ở trẻ em”, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Whitaker L.A., Bartlett S.P., Schut L. và cộng sự. (1987). Craniosynostosis: an analysis of the timing, treatment, and complications in 164 consecutive patients. Plast Reconstr Surg, 80(2), 195–212.
3. Gupta, Mahapatra (2018), “ Tenets of craniosynostosis: Surgical principles and advanced multidisciplinary care”, Thieme Medical and Scientific Publishers Private Limited.
4. Tarnow P., Kölby L., Maltese G. và cộng sự. (2022). Incidence of Non-Syndromic and Syndromic Craniosynostosis in Sweden. Journal of Craniofacial Surgery, 33(5), 1517–1520.
5. Pearson G.D., Havlik R.J., Eppley B. và cộng sự. (2008). Craniosynostosis: A Single Institution’s Outcome Assessment From Surgical Reconstruction. Journal of Craniofacial Surgery, 19(1), 65–71.
6. Bentley R.P., Sgouros S., Natarajan K. và cộng sự. (2002). Changes in orbital volume during childhood in cases of craniosynostosis. Journal of Neurosurgery, 96(4), 747–754.
7. Kreppel M., Kauke M., Grandoch A. và cộng sự. (2018). Evaluation of Fronto-Orbital Advancement Using Titanium-Based Internal Fixation for Corrective Pediatric Craniofacial Surgery:. Journal of Craniofacial Surgery, 29(6), 1542–1545.