ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ SINH NON TRONG 6 THÁNG ĐẦU TẠI THÁI NGUYÊN

Đặng Thùy Linh 1,, Nguyễn Văn Sơn 1, Dương Quốc Trưởng 1, Đàm Thị Thùy Linh 2
1 Đại học y dược Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non trong 6 tháng đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu thuần tập nhóm trẻ sinh non tại Thái Nguyên từ khi sinh đến khi trẻ được 6 tháng tuổi hiệu chỉnh. Đánh giá tại các mốc 3 tháng và 6 tháng tuổi hiệu chỉnh. Kết quả: Trong 104 trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai dưới 37 tuần: trẻ nam 48,1%, nữ 51,9%. Tại thời điểm 3 tháng tuổi hiệu chỉnh, tăng trưởng cân nặng, vòng đầu và chiều dài trung bình của trẻ tương ứng là 4768,35 ± 634,59g, 37,67 ± 1,24 cm và 56,19 ± 1,86 cm; Cân nặng tăng tích lũy là 2,6 kg, vòng đầu tăng 7cm và chiều dài tăng 12 cm; có 44,3% trẻ đã bắt kịp tăng trưởng, trong đó 100% thuộc nhóm trẻ sinh non có tuổi thai 32 - <37 tuần.Đến 6 tháng tuổi hiệu chỉnh, tăng trưởng cân nặng, vòng đầu và chiều dài trung bình của trẻ tương ứng là 6860,66 ± 880,96g, 41,25 ± 1,35cm và 63,36 ± 1,72cm. Cân nặng tăng tích lũy là 4,7 kg, vòng đầu tăng 10,5 cm và chiều dài tăng 19,2 cm; tại thời điểm này có 73,7% trẻ bắt kịp tăng trưởng, trong đó 78,2% trẻ thuộc nhóm 32 - <37 tuần và chỉ có 33,3% trẻ thuộc nhóm sinh rất non tháng. Kết luận: Tăng trưởng thể chất của trẻ sinh non tháng khá tốt. Trẻ sinh non tháng vừa và muộn tăng trưởng thể chất nhanh hơn và thời gian bắt kịp tăng trưởng sớm hơn so với  trẻ sinh rất non tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thanh Bình (2018), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế", Tạp chí Y Học TP. HCM. 22(4), tr. 215-221.
2. Hoàng Thị Hương (2019), "Nghiên cứu sự tăng trưởng thể chất trong 6 tháng đầu của trẻ sơ sinh nhẹ cân", Bệnh viện Từ Dũ. 23(2), tr. 35-42.
3. Nguyễn Thị Phương (2020), "Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN. 225(11), tr. 83-88.
4. Trần Thị Mỹ Tuyết và các cộng sự. (2019), "Đánh giá sự tăng trưởng thể chất, vận động thô nhóm trẻ sinh non lúc 6 tháng tuổi điều chỉnh", Tạp chí Y Học TP. HCM. 23(5), tr. 170-175.
5. Nguyễn Văn Trung (2018), "Nghiên cứu tình hình đẻ non tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng trong 06 tháng từ tháng 02/2017 đến tháng 07/2017", Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng. 17(3).
6. Mariana G Oliveira (2008), "Growth of very low birth weight infants at 12 months corrected age in southern Brazil", pubmed. 54(1), tr. 36-42.
7. "Preterm birth" (2018), World Health Organization.
8. John A. Troutman et al (2018), "Development of growth equations from longitudinal studies of body weight and height in the full term and preterm neonate: From birth to four years postnatal age", National Library of Medicine. 110(11), tr. 916-932.