ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA HOẠI TỬ RUỘT NON DO TẮC RUỘT THẮT NGHẸT VÀ TẮC MẠCH MẠC TREO

Nghiêm Phương Thảo 1,, Lê Thị Diễm Trang 1
1 Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả  và so sánh đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) của hoại tử ruột non (HTRN) do tắc ruột thắt nghẹt (TRTN) và tắc mạch mạc treo (TMMT). Phương pháp: mô tả cắt ngang, hồi cứu. Tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán giải phẫu bệnh là hoại tử ruột non được chẩn đoán và phẫu thuật tại Bình Dân từ 01/01/2017 đến 31/08/2022. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 40 trường hợp (TH) HTRN, trong đó có 20 TH (50%) TRTN, 13 TH (32,5%) tắc tĩnh mạch (TM) và 7 TH (17,5%) tắc động mạch (ĐM). Tuổi trung bình của các nhóm nguyên nhân lần lượt là 62,30 ± 15,23 (TRTN), 59,85± 17,25 (tắc TM), 56,57± 14,33 (tắc ĐM). Hoại tử ruột non do TRTN xảy ra ưu thế ở nữ giới (60%), còn do nguyên nhân TMMT thì ưu thế ở nam: 69,23% (tắc TM), 100% (tắc ĐM). Hầu hết các bệnh nhân hoại tử ruột non ở ba nhóm đều có tình trạng giãn quai ruột. Dấu hiệu dày thành ruột và thành ruột có đậm độ cao trên phim không thuốc ở nhóm tắc TM (100% và 61,5%) cao hơn hai nhóm TRTN (60% và 55%) và tắc ĐM (28,6% và 0%); sự khác biệt giữa ba nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các dấu hiệu khí trong thành ruột, khí trong tĩnh mạch cửa và khí tự do trong ổ bụng ít gặp ở cả ba nhóm nguyên nhân. Dấu hiệu dịch tự do trong ổ bụng thường gặp nhất ở nhóm tắc TM (100%) , thâm nhiễm mỡ mạc treo đều có tỉ lệ cao nhất ở hai nhóm TRTN và tắc TM (100%); dấu hiệu không tăng quang thành ruột có tỉ lệ cao nhất ở nhóm tắc ĐM (85,7%). Kết luận: Chụp XQCLVT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và phân biệt các nguyên nhân gây HTRN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Calame P, Malakhia A, Turco C, Grillet F, Piton G, Delabrousse E. Transmural bowel necrosis from acute mesenteric ischemia and strangulated small-bowel obstruction: distinctive CT features. American Journal of Roentgenology. 2020;214(1):90-5.
2. Chou CK. CT manifestations of small bowel ischemia due to impaired venous drainage-with a correlation of pathologic findings. The Indian journal of radiology & imaging. 2016;26(3):342.
3. Copin P, Zins M, Nuzzo A, Purcell Y, Beranger-Gibert S, Maggiori L, et al. Acute mesenteric ischemia: a critical role for the radiologist. Diagnostic and Interventional Imaging. 2018;99(3):123-34.
4. Lehtimäki TT, Kärkkäinen JM, Saari P, Manninen H, Paajanen H, Vanninen R. Detecting acute mesenteric ischemia in CT of the acute abdomen is dependent on clinical suspicion: review of 95 consecutive patients. European journal of radiology. 2015;84(12):2444-53.
5. Nakashima K, Ishimaru H, Fujimoto T, Mizowaki T, Mitarai K, Nakashima K, et al. Diagnostic performance of CT findings for bowel ischemia and necrosis in closed-loop small-bowel obstruction. Abdominal imaging. 2015; 40(5):1097-103.
6. Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Hoa Huệ, Vương Kim Ngân. Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán thiếu máu ruột ở bệnh nhân tắc ruột non. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;138(2):116-23.
7. Rondenet C, Millet I, Corno L, Boulay-Coletta I, Taourel P, Zins M. Increased unenhanced bowel-wall attenuation: a specific sign of bowel necrosis in closed-loop small-bowel obstruction. European radiology. 2018;28(10):4225-33.
8. Trần Lê Minh Châu. Đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính thiếu máu ruột do tắc mạch mạc treo tràng trên: Đại học y dược; 2018.
9. Wiesner W, Khurana B, Ji H, Ros PR. CT of acute bowel ischemia. Radiology. 2003;226(3):635-50.
10. Wiesner W, Mortele K. Small bowel ischemia caused by strangulation in complicated small bowel obstruction. ct findings in 20 cases with histo-pathological correlation. drugs. 2011;10:21.