MỨC ĐỘ LO LẮNG VỀ CÁI CHẾT CỦA HỌC VIÊN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TRƯỜNG Y DƯỢC THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Hoàng Long 1,, Vũ Dũng 2, Ngô Xuân Long 3
1 Đại học VinUni
2 Đại học Thăng Long
3 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lo lắng về cái chết (sợ chết) đó là cảm giác lo lắng, sợ hãi khi nghĩ tới cái chết của chính mình. Mức độ lo lắng về cái chết là một cảm xúc tiêu cực và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất đồng thời ảnh hưởng tới kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu mô tả mức độ lo lắng về cái chết và một số yếu tố liên quan của học viên điều dưỡng vừa làm vừa học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên toàn bộ 253 học viên điều dưỡng đang học tại trường đại học Y dược Thái Nguyên trong thời gian tháng 3, tháng 4 năm 2022. Bộ công cụ Templer Death Anxiety được sử dụng để đánh giá mức độ lo lắng về cái chết, gồm 15 câu hỏi với lựa chọn trả lời có hoặc không. Tổng điểm tối đa là 15, điểm càng cao thì càng lo lắng. Kết quả: Mức độ lo lắng về cái chết của đối tượng nghiên cứu ở mức trung bình với 7,39 (±3,78) điểm. Tỷ lệ không lo lắng là 38,3%, 39,5% lo lắng ở mức độ vừa và 22,1% rất lo lắng. Một số yếu tố liên quan nghịch biến đến mức độ lo lắng về cái chết của học viên điều dưỡng là giới tính nam và có kinh nghiệm chăm sóc người thân hấp hối. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa mức độ lo lắng và kinh nghiệm chăm sóc người bệnh hấp hối. Kết luận. Mức độ lo lắng của đối tượng nghiên cứu ở mức trung bình. Yếu tố liên quan giúp giảm mức độ lo lắng là giới tính nam và có kinh nghiệm chăm sóc người thân hấp hối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Üstükuş, A., & Eskimez, Z. (2021). The effect of death anxiety in nurses on their approach to dying patients: A cross-sectional study. Perspectives in psychiatric care, 57(4), 1929–1936
2. Farley, G. (2010). Death anxiety. National Health Service: London.
3. Sanli, D., & Iltus, F. (2022). Experiences of a Group of Senior Nursing Students with End-of-Life Care and Death in Turkey. Omega, 85(4), 936–957.
4. Mohammadi, F., Masoumi, Z., Oshvandi, K., Khazaei, S., Bijani, M. (2022). Death anxiety, moral courage, and resilience in nursing students who care for COVID-19 patients: a cross-sectional study. BMC Nursing, 21(1).
5. Nia, H. S., Lehto, R. H., Ebadi, A., & Peyrovi, H. (2016). Death Anxiety among Nurses and Health Care Professionals: A Review Article. International Journal of community-based nursing and midwifery, 4(1), 2–10
6. Ho, T. M., Barbero, E., Hidalgo, C., & Camps, C. (2010). Spanish nephrology nurses' views and attitudes towards caring for dying patients. Journal of renal care, 36(1), 2–8.
7. Tang, M. L., Goh, H. S., Zhang, H., & Lee, C. N. (2021). An Exploratory Study on Death Anxiety and Its Impact on Community Palliative Nurses in Singapore. Journal of hospice and palliative nursing: JHPN: the official journal of the Hospice and Palliative Nurses Association, 23(5), 469–477
8. Zyga, S., Malliarou, M., Lavdaniti, M., Athanasopoulou, M., & Sarafis, P. (2011). Greek renal nurses' attitudes towards death. Journal of renal care, 37(2), 101–107.