ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG LƯỚI TỰ DÍNH

Vũ Ngọc Anh 1, Đặng Quốc Ái 2,3,
1 Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh Viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn bằng tấm lưới tự dính là một lĩnh vực mới được áp dụng tại một số ít cơ sở y tế của Việt Nam. Đề tài nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng sử dụng lưới tự dính điều trị thoát vị bẹn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 95 bệnh nhân nam, được chẩn đoán thoát vị bẹn 1 bên và điều trị bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng đặt tấm lưới tự dính trước phúc mạc từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2022 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,5 ± 14,5 tuổi, nhỏ nhất 21 lớn nhất 86 tuổi, 54 bệnh nhân thoát vị bên phải chiếm 56,8%; 41 bệnh nhân thoát vị bên trái chiếm 43,2%, thoát vị gián tiếp là chủ yếu với 71 bệnh nhân chiếm 74,7%; thoát vị trực tiếp 20 bệnh nhân chiếm 21,1%; và thể hỗn hợp 04 bệnh nhân chiếm 4,2%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 62,6±13,1 phút; ngắn nhất 30 phút, dài nhất 100 phút. 100% bệnh nhân không xảy ra tai biến phẫu thuật và không đặt dẫn lưu vùng mổ, không có bệnh nhân cần chuyển đổi phương pháp mổ. Tỉ lệ biến chứng sớm sau phẫu thuật của nghiên cứu là 4(4,3%), trong đó bí tiểu có 3(3,2%) bệnh nhân, tụ dịch vùng bẹn bìu gặp ở 1(1,1%) bệnh nhân, thời gian phục hồi vận động trung bình là 1,8 ± 0,8 (ngày). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 5,3 ± 1,3 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 11 ngày. Nghiên cứu gặp 5(5,3%) bệnh nhân có biến chứng tại thời điểm 3 tháng sau mổ đều là đau mãn tính vùng bẹn bìu, trong đó có 3(3,2%) bệnh nhân đau kèm tê bì vùng bẹn. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu trung bình 17,2 tháng ghi nhận 3(3,2%) bệnh nhân có biến chứng xa, đau mãn tính vùng bẹn; không có bệnh nhân tê bì. Chúng tôi không ghi nhận trường hợp bệnh nhân tái phát. Kết luận: Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng đặt tấm lưới tự dính trước phúc mạc là một phẫu thuật an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kaya, A., et al., Comparison of prolene and progrip meshes in inguinal hernia repair in terms of post-operative pain, limitation of movement and quality of life. Turk J Surg, 2020. 36(1): p. 48-52.
2. Birk, D., S. Hess, and C. Garcia-Pardo, Low recurrence rate and low chronic pain associated with inguinal hernia repair by laparoscopic placement of Parietex ProGrip mesh: clinical outcomes of 220 hernias with mean follow-up at 23 months. Hernia, 2013. 17(3): p. 313-20.
3. Zhu, X., et al., A study of the "Swiss-roll" folding method for placement of self-gripping mesh in TAPP. Minim Invasive Ther Allied Technol, 2022. 31(2): p. 262-268.
4. Jan, Z., et al., Comparison of Common Postoperative Complications Between Lichtenstein Open Repair and Laparoscopic Transabdominal Pre-peritoneal (TAPP) Repair for Unilateral Inguinal Hernia. Cureus, 2021. 13(9): p. e17863.
5. Klobusicky, P. and D. Hoskovec, Reduction of chronic post-herniotomy pain and recurrence rate. Use of the anatomical self-gripping ProGrip laparoscopic mesh in TAPP hernia repair. Preliminary results of a prospective study. Wideochir Inne Tech Maloinwazyjne, 2015. 10(3): p. 373-81.