TUÂN THỦ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH

Huỳnh Giao 1,2, Lê Trúc Lam 1,, Nguyễn Phi Hồng Ngân 2, Đặng Trung Anh 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh mạn tính là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với số người mắc ngày càng gia tăng gây ra nhiều gánh nặng cho xã hội. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 05 đến tháng 06 năm 2022, sử dụng thang đo IPAQ-SF (The International Physical Activity Questionnaire short form) để đánh giá tỷ lệ tuân thủ hoạt động thể lực, số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Có 246 người bệnh tham gia nghiên cứu, tuổi cao nhất từ 50-59 tuổi (39,8%), giới nam (56,1%) chiếm đa số. Tỷ lệ tuân thủ hoạt động thể lực ghi nhận được là 32,1%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hoạt động thể lực với giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị bệnh và bệnh lý đang mắc (p<0,05). Tỷ lệ tuân thủ hoạt động thể lực ở bệnh nhân bệnh mạn tính tương đối thấp, do đó, cần có chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe thường xuyên lồng ghép trong chương trình điều trị bệnh mạn tính nhằm nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2017) Global Health Observatory (GHO) data: Deaths from NCDs, https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/258796/WHO-FWC-EPE-17.01-eng.pdf, accessed on 14 July 2022.
2. MOH ( 2014) JAHR 2014: Prevention and control of non-communicable diseases, MOH, Ha Noi, Vietnam,
3. Bộ Y tế (2021) Hội thảo xây dựng Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2021-2025, https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/hoi-thao-xay-dung-ke-hoach-quoc-gia-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem-va-cac-roi-loan-suc-khoe-tam-than-giai-oan-2021-2025, truy cập ngày 24/07/2022
4. WHO (2012) Noncommunicable diseases: Fact sheet, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/noncommunicable-diseases, accessed on 10 June 2022
5. Craig, A. L. Marshall, M. Sjöström, A. E. Bauman, M. L. Booth, B. E. Ainsworth, et al. (2003) "International physical activity questionnaire: 12-country reliability and validity". Med Sci Sports Exerc, 35 (8), 1381-95.
6. Oyeyemi Adewale. L., A. Y. Oyeyemi, B. O. Adegoke, F. O. Oyetoke, H. N. Aliyu, S. U. Aliyu, et al. (2011) "The Short International Physical Activity Questionnaire: cross-cultural adaptation, validation and reliability of the Hausa language version in Nigeria". BMC Med Res Methodol, 11, 156.
7. Lê Thị Nhật Lệ, Lê Nữ Thanh Uyên (2017) "Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2017". Tạp chí y học, Đại học Y dược TP.HCM, 22 (1), tr. 88-94.
8. Phạm Thị Kim Yến, Cao Mỹ Phượng, Thạch Thị Mỹ Phương, Lâm Quang Điểm (2021) "Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viên đa khoa Trà Vinh". Nội tiết và Đái tháo đường, 46
9. Mathew, E. Gucciardi, M. De Melo, P. Barata (2012) "Self-management experiences among men and women with type 2 diabetes mellitus: a qualitative analysis". BMC Fam Pract, 13, 122.
10. Arrelias, Clarissa Cordeiro Alves, Heloisa Turcatto Gimenes Faria, Carla Regina de Souza Teixeira, Manoel Antônio dos Santos, Maria Lucia Zanetti (2015) "Adherence to diabetes mellitus treatment and sociodemographic, clinical and metabolic control variables". Acta Paulista de Enfermagem, 28 (4), 315-322.