TỈ LỆ NHIỄM VI RÚT PARVOVIRUS B19 VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Triệu Văn Mạnh 1,2, Lưu Thị Bình 2, Hoàng Văn Tổng 1, Hoàng Văn Đệ 1, Nguyễn Lĩnh Toàn 1, Nguyễn Lĩnh Toàn 1, Ngô Trường Giang 1,
1 Học viện Quân Y
2 Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ nhiễm Human Parvovirus B19 và mối liên quan với đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện cận lâm sàng chính ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 115 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được thu thập mẫu máu ngoại vi, tách huyết tương, phát hiện kháng thể B19_IgG, B19-IgM bằng phương pháp ELISA, tính tỉ lệ nhiễm và so sánh sự khác biệt đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện cận lâm sàng chính giữa hai nhóm âm và dương tính với kháng thể kháng vi rút Parvovirus B19. Kết quả: Tỉ lệ dương tính B19_IgG là 42,6%, B19_IgM là 2,6%, tỉ lệ dương tính ở nữ giới 69,4%, nam giới 30,6%; tỉ lệ dương tính cao nhất ở nhóm tuổi 60-69 tuổi (36,7%). Kết luận: Tỉ lệ nhiễm Human Parvovirus B19 ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cao hơn nhóm chứng (42,6 % so với 26,7%, p = 0,018). Tỉ lệ nhiễm này cao hơn ở nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là nữ giới. Nhiễm Human Parvovirus B19 có thể đóng vai trò nhất định trong cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glant T.T., Mikecz K., Rauch T.A. (2014). Epigenetics in the pathogenesis of rheumatoid arthritis. BMC medicine. 12(1):1-5.
2. Firestein G.S. (2001). Etiology and pathogenesis of rheumatoid arthritis. Textbook of rheumatology. 1:851-897.
3. Nishioka K. (1989). Chronic inflammatory arthropathy associated with HTLV-I. Lancet. 1:441.
4. Woolf A.D., Campion G.V., Chishick A., et al. (1989). Clinical manifestations of human parvovirus B19 in adults. Archives of internal medicine. 149(5):1153-1156.
5. Reid D., Brown T., Reid T., et al. (1985). Human parvovirus-associated arthritis: a clinical and laboratory description. The Lancet. 325(8426):422-425.
6. Potter C., Potter A., Hatton C., et al. (1987). Variation of erythroid and myeloid precursors in the marrow and peripheral blood of volunteer subjects infected with human parvovirus (B19). The Journal of clinical investigation. 79(5):1486-1492.
7. Heegaard E.D., Brown K.E. (2002). Human parvovirus B19. Clinical microbiology reviews. 15 (3):485-505.
8. Takahashi Y., Murai C., Shibata S., et al. (1998). Human parvovirus B19 as a causative agent for rheumatoid arthritis. Proceedings of the National Academy of Sciences. 95(14):8227-8232.
9. Ishii K.K., Takahashi Y., Kaku M., et al. (1999). Role of human parvovirus B19 in the pathogenesis of rheumatoid arthritis. Japanese journal of infectious diseases. 52(5):201-207.
10. Peterlana D., Puccetti A., Beri R., et al. (2003). The presence of parvovirus B19 VP and NS1 genes in the synovium is not correlated with rheumatoid arthritis. The Journal of rheumatology. 30(9):1907-1910.