ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ TỬ VONG Ở TRẺ SINH NON VỚI THANG ĐIỂM CRIB-II VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÂM SÀNG

Phạm Lê An 1,, Nguyễn Thị Kim Nhi 2, Phùng Nguyễn Thế Nguyên 1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá việc áp dụng thang điểm CRIB- II (Clinical Risk Index for Babies Version II) kết hợp các yếu tố nguy cơ lâm sàng để tiên đoán nguy cơ tử vong của sơ sinh non tháng CNLS ≤ 1500 gr tại khoa HSSS Bệnh viện Nhi đồng II. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, theo dõi dọc đến xuất viện hay tử vong các trẻ sơ sinh non tháng có CNLS ≤ 1500gr 0 - 28 ngày tuổi nhập vào khoa HSSS Bệnh viện Nhi đồng II trong khoảng thời gian 11/2016 - 10/2018. Các yếu tố lâm sàng, thang điểm CRIB- II được khảo sát tại thời điểm nhập HSSS. Xác định năng lực hay khả năng phân cách của các biến số định lượng giữa trẻ sơ sinh sống và tử vong dùng diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Kết quả: Có 195 trẻ có CNLS ≤ 1500gr thỏa tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là 38,5%. Các yếu tố liên quan đến tử vong từ phân tích đơn biến bao gồm trẻ có phù cứng bì lúc nhập HSSS (OR 7,04, KTC 95% [1,45 – 34,14], p= 0,015), sốc trong 12 giờ đầu nhập HSSS (OR 4,36, KTC 95% [2,07 – 9,21], p< 0,001), CRIB-II ≥ 8,5 (OR 6.73, KTC 95% [3,40 – 13,34], p=0.001). Phân tích hồi qui logistic đa biến cho thấy tố phù cứng bì lúc nhập HSSS, sốc trong 12 giờ nhập HSSS và CRIB-II ≥ 8,5 đều có liên quan đến tử vong. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong tiên lượng tử vong của CRIB- II lần lượt là 72,3% và 72,1% với diện tích dưới đường cong ROC 0,753,  p< 0,001. Kết luận: Trẻ có phù cứng bì lúc nhập HSSS, sốc trong 12 giờ đầu nhập HSSS, CRIB-II ≥ 8,5 có giá trị tiên lượng tử vong ở trẻ sinh non có CNLS ≤ 1500gr. Thang điểm CRIB-II có giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong cho trẻ sinh non có CNLS ≤ 1500gr.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Lê An (2004), Đánh giá tiên lượng tử vong ở trẻ em tại Khoa Hồi sức, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
2. Lê Thái Thiên Trinh (2010), “Các yếu tố nguy cơ gây tử vong trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi Bệnh viện An Giang”, Tạp chí Nhi khoa Việt Nam, tập 03, số 3&4, tháng 10, 2010
3. Bührer C, Metze B (2008), “CRIB, CRIB-II, birth weight or gestational age to assess mortality risk in very low birth weight infants?”, Acta Pediatrica ISSN 0803–5253
4. Gagliardi L, Cavazza A, Brunelli A et al. (2004), “Assessing mortality risk in very low birthweight infants: a comparison of CRIB, CRIB-II, and SNAPPE-II”, Arch Dis Child Fetal Neonatal, 89, pp. 419–422
5. Mohkam M, Afjeii A, Payandeh P et al. (2011), “A comparison of CRIB, CRIB II, SNAP, SNAP- II and SNAPPE scores for prediction of mortality in critically ill neonates”, Medical Journal of the Islamic Republic of Iran: 24, No. 4, pp. 193-199
6. Parry G, Tucker J (2003), “CRIB II: an update of the clinical risk index for babies core”, Lancet; 361, pp. 1789–1791
7. Ramirez- Huerta A. C, Grober- Paez F (2015), “Clinical Risk Index for Babies II and weight for predict mortality in preterm infants less than 32 weeks treated with surfactant”, Gac Med Mex 2015; 151: pp. 179- 83
8. Sotodate G, Oyama K, Matsumoto A (2020), “Predictive ability of neonatal illness severity scores for early death in extremely premature infants”, The Journal Of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine https://doi.org/ 10.1080/14767058.2020.1731794