NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN RÒ HẬU MÔN HÌNH MÓNG NGỰA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Sỹ Tuấn Anh Bùi1,, Xuân Hùng Nguyễn2, Hồng Sơn Trịnh2
1 Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ phù hợp giữa chụp cộng hưởng từ (CHT) hậu môn trực tràng và phẫu thuật trong đánh giá lỗ trong và đường rò hậu môn hình móng ngựa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán rò hậu môn hình móng ngựa bằng chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2016-2019. Nghiên cứu mô tả có đối chứng. Kết quả: Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân có 50 nam và 06 nữ. Chụp cộng hưởng từ phát hiện lỗ trong là 62.5% với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 100%. Tỷ lệ phù hợp với phẫu thuật trong phân loại đường rò chính là 93.3%. Tỷ lệ phù hợp chụp cộng hưởng từ trực tràng xác định vị trí lỗ trong so với phẫu thuật là 100%. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ hậu môn trực tràng đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rò hậu môn, đặc biệt là rò hậu môn hình móng ngựa trước phẫu thuật (phân loại đường rò chính, xác định vị trí lỗ trong và các tổn thương lan rộng) với độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Buchanan, G.N., et al., Efficacy of fibrin sealant in the management of complex anal fistula: a prospective trial. Dis Colon Rectum, 2003. 46(9): p. 1167-74.
2. Lê Thị Diễm, et al., Bước đầu khảo sát giá trị hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn.Tạpchí Y học TP Hồ Chí Minh, 2010. 14(1): p. 87-91.
3. Vương Ngọc Anh, Đặc điểm và vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn. 2015, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
4. Phạm Thị Thanh Huyền, Kết quả điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn có ứng dụng cộng hưởng từ trước mổ tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 2019, Trường Đại học Y Hà Nội
5. Singh, K., et al., Magnetic resonance imaging (MRI) evaluation of perianal fistulae with surgical correlation. J Clin Diagn Res, 2014. 8(6): p. Rc01-4.
6. Torkzad, M.R. and U. Karlbom, MRI for assessment of anal fistula. Insights Imaging, 2010. 1(2): p. 62-71.
7. Konan, A., M.R. Onur, and M.N. Özmen, The contribution of preoperative MRI to the surgical management of anal fistulas. Diagn Interv Radiol, 2018. 24(6): p. 321-327.
8. Mahjoubi, B., et al., Diagnostic accuracy of body coil MRI in describing the characteristics of perianal fistulas. Colorectal Dis, 2006. 8(3): p. 202-7.
9. Barker, P.G., et al., Magnetic resonance imaging of fistula-in-ano: technique, interpretation and accuracy. Clin Radiol, 1994. 49(1): p. 7-13.