PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG CẤP CỨU DO BĂNG HUYẾT SAU SINH NGÃ ÂM ĐẠO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Đặng Lan Hương Bùi, Việt Thanh Phạm, Thanh Hải Phạm, Long Nguyễn, Đình Hiển Nguyễn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm và kết cục các sản phụ phải phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu do băng huyết sau sinh ngã âm đạo nặng tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu báo cáo loạt ca các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu do băng huyết sau sinh ngã âm đạo nặng tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ từ 1/8/2019 đến tháng 30/12/2019. Các đặc điểm được ghi nhận bao gồm: đặc điểm dịch tễ học, tiền căn sản phụ khoa, đặc điểm thai kỳ lần này, đặc điểm cuộc sinh và BHSS. Kết quả: Trong khoảng thời gian nghiên cứu 5 tháng, có 177 trường hợp băng huyết sau sinh ngã âm đạo nặng tại Bệnh viện Từ Dũ. Trong đó, chúng tôi trích lục được 7 trường hợp có phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu để cứu mẹ sau khi các điều trị nội và ngoại khoa bảo tồn thất bại (chiếm 3,9%). Toàn bộ đều được điều trị cứu mạng mẹ thành công sau phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu. Kết luận: BHSS nặng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là một nhóm bệnh cảnh quan trọng, góp phần lớn vào gánh nặng bệnh tật và tử vong do BHSS. Tuy đã có nhiều tiến bộ trong kĩ thuật y tế và phẫu thuật nhưng cắt tử cung cấp cứu vẫn là phương pháp điều trị quan trọng trong BHSS nặng không đáp ứng điều trị ban đầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. Mehrabadi, J. A. Hutcheon, L. Lee, R. M. Liston, and K. S. Joseph, “Trends in postpartum hemorrhage from 2000 to 2009: A population-based study,” BMC Pregnancy Childbirth, 2012.
2. J. Smith and H. A. Mousa, “Peripartum hysterectomy for primary postpartum haemorrhage: Incidence and maternal morbidity,” J. Obstet. Gynaecol. (Lahore)., 2007.
3. L. T. Nyfløt et al., “Risk factors for severe postpartum hemorrhage: A case-control study,” BMC Pregnancy Childbirth, 2017.
4. A. S. Oberg, S. Hernandez-Diaz, K. Palmsten, C. Almqvist, and B. T. Bateman, “Patterns of recurrence of postpartum hemorrhage in a large population-based cohort,” in American Journal of Obstetrics and Gynecology, 2014.
5. S. L. Clark, S. Y. Yeh, J. P. Phelan, S. Bruce, and R. H. Paul, “Emergency hysterectomy for obstetric hemorrhage,” Obstet. Gynecol., 1984.
6. H. Camuzcuoglu, H. Toy, M. Vural, F. Yildiz, and H. Aydin, “Internal iliac artery ligation for severe postpartum hemorrhage and severe hemorrhage after postpartum hysterectomy,” J. Obstet. Gynaecol. Res., 2010.
7. E. El-Hamamy, A. Wright, and C. B-Lynch, “The B-Lynch suture technique for postpartum haemorrhage: A decade of experience and outcome,” Journal of Obstetrics and Gynaecology. 2009.
8. J. J. Merland et al., “Place of emergency arterial embolisation in obstetric haemorrhage about 16 personal cases,” in European Journal of Obstetrics and Gynecology and Reproductive Biology, 1996.