ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ ĐƯỢC CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH

Lê Thị Thu Thảo1,, Trương Quang Bình2
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Bệnh động mạch vành (ĐMV) làm tăng nguy cơ tử vong cả ngắn hạn và dài hạn ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) chưa hay đã điều trị thay thế thận. Tỷ lệ bệnh ĐMV ở bệnh nhân lọc máu cao, ước tính khoảng 40-50%6. Thật không may, việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo (CTNT) định kỳ gặp nhiều khó khăn do tổn thương rất phức tạp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân CTNT định kỳ được chụp ĐMV. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân CTNT định kỳ được chụp ĐMV tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Kết quả: Hồi cứu hồ sơ 06 năm từ tháng 10/2016 đến hết tháng 09/2022 ghi nhận 67 trường hợp CTNT định kỳ được chụp ĐMV. Tỷ lệ tổn thương nhiều nhánh ĐMV trong nghiên cứu là 67,3%, tỷ lệ  tổn thương lan tỏa (>2cm) là 74,6%. Có 56,7% tổn thương ĐMV týp C theo phân loại của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ/ Trường môn Tim Hoa Kỳ (AHA/ACC). Tỷ lệ vôi hóa ĐMV là 70,2%. Tỷ lệ tử vong ngắn hạn trong 30 ngày sau chụp ĐMV tương ứng ở nhóm có và không can thiệp ĐMV là 15,2% và 14,3% không khác biệt, p>0,05. Kết luận: Hầu hết tổn thương ĐMV ở bệnh nhân CTNT là nhiều nhánh, vôi hóa, lan tỏa và phức tạp. Kết cục ngắn hạn của bệnh nhân CTNT định kỳ có kèm bệnh ĐMV thường xấu, nguy cơ tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Bách, Nguyễn Minh Quân, Hồ Thượng Dũng. Đặc điểm tổn thương và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân cao tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối được lọc máu chu kì. Chuyên đề Tim mạch học. 2016;
2. Allon M. Evidence-based cardiology in hemodialysis patients. J Am Soc Nephrol. Dec 2013; 24(12): 1934-43. doi:10.1681/asn. 2013060632
3. Daugirdas JT, Depner TA, Inrig J, al e. KDOQI Clinical Practice Guideline for Hemodialysis Adequacy: 2015 Update. American Journal of Kidney Diseases. 2015; 66(5): 884-930. doi:10. 1053/j.ajkd.2015.07.015
4. Herzog CA, Littrell K, Arko C, Frederick PD, Blaney M. Clinical Characteristics of Dialysis Patients With Acute Myocardial Infarction in the United States. Circulation. 2007;116(13):1465-1472. doi:doi: 10.1161/ CIRCULATIONAHA.107. 696765
5. Hoe J. CT coronary angiography of chronic total occlusions of the coronary arteries: How to recognize and evaluate and usefulness for planning percutaneous coronary interventions. The international journal of cardiovascular imaging. 02/01 2009;25 Suppl 1:43-54. doi: 10.1007/s10554-009-9424-7
6 McCoy IE. Management of Ischemic Heart Disease, Heart Failure, and Pericarditis in Patients Undergoing Long-Term Dialysis. In: Allen R. Nissenson RNF, Rajnish Mehrotra, Joshua Zaritsky, ed. Handbook of Dialysis Therapy. 6th ed. Elsevier; 2022:413-420:chap 46.
7. Rostand SG, Kirk KA, Rutsky EA. Dialysis-associated ischemic heart disease: insights from coronary angiography. Kidney Int. Apr 1984; 25(4):653-9. doi:10.1038/ki.1984.70
8. Surendra M, Raju S, Mukku KK, Ved Prakash CH, Raju N. Coronary Angiography Profile at the Time of Hemodialysis Initiation in End-Stage Renal Disease Population: A Retrospective Analysis. Indian J Nephrol. Sep-Oct 2018;28(5): 370-373. doi:10.4103/ijn.IJN_271_17