ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ TÍCH ĐỔ ĐẦY MÁU ỐNG CITRATE 3.8% TRÊN XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU THƯỜNG QUY, PT VÀ APTT, TRÊN MÁY SYSMEX CA-600

Lê Ngọc Hùng1,2,, Nguyễn Hữu Tùng1,2, Nguyễn Văn Bắc1, Trần Văn Thịnh1, Hà Thọ Thái1, Trịnh Văn Hải1, Trần Tiến Dũng1, Nguyễn Tiến Lương2
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
2 Đại học Phan Chu Trinh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát ảnh hưởng của thể tích đổ đầy máu ống citrate 3.8%, sản xuất tại Việt Nam, trên kết quả xét nghiệm đông máu thường quy, PT và aPTT, tại bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. Phương pháp: Bao gồm khảo sát hồi cứu trên 12 trường hợp bệnh nhân bị từ chối mẫu do ống máu citrate có thể tích đổ đầy < 90% (theo quy định CLSI, 2008) và khảo sát tiền cứu trên 10 người tình nguyện cung cấp 3 mẫu citrate với thể tích khác nhau bao gồm thiếu thể tích < 80%, đạt thể tích yêu cầu tối thiểu  92.5%, và đủ thể tích mẫu 100%. Kết quả: Tỷ lệ từ chối mẫu citrate có thể tích đổ đầy < 90% là 0.15% (12/8013), [KTC 95%: 0.08 – 0.26%]. Giá trị PT của mẫu thiếu thể tích (< 90%) kéo dài so với mẫu đủ thể tích (2mL) với trung bình khác biệt là 6.35 [95%KTC: 3.95 – 8.75 giây], tương ứng với PT của mẫu đủ thể tích là 51.6% [95% KTC: 34.6 – 68.6%],  p=0.0009. Kết quả tương tự với aPTT là 2.78 [95%KTC: 1.75 – 3.8 giây], tương ứng với aPTT của mẫu đủ thể tích là 9.56 % [95% KTC: 6.0 – 13.0%], p=0.002. Giá trị PT của mẫu đổ đầy tối thiểu (92.5%) kéo dài hơn so với mẫu đủ thể tích (2mL) với trung bình khác biệt là 1.42 giây [95%KTC: 0.72 – 2.12 giây], tương ứng với PT của mẫu đủ thể tích là 12.53% [95% KTC: 6.25 – 18.4%], p=0.007. Kết quả tương tự với aPTT là 1.28 [95%KTC: 0.69 – 1.87 giây], tương ứng với aPTT của mẫu đủ thể tích là 4.49% [95% KTC: 2.41 – 6.52%], p=0.007. Kết luận: Đối với ống citrate 3.8% 2 mL, sản xuất tại Việt Nam, thể tích đổ đầy ống phải đạt đủ 100% để đảm bảo độ đúng của PT và aPTT. Mẫu đạt thể tích tối thiểu 92.5% có kết quả sai lệch 5-10% cần được bác sĩ lâm sàng lưu ý đối chiếu với bệnh cảnh lâm sàng của người bệnh. Mẩu máu citrate 3.8% có thể tích < 90% bắt buột phải từ chối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elst, K.V.; Vermeiren, S.; Schouwers, S.; Callebaut, V.; Thomson, W.; Weekx, S. Validation of the minimal citrate tube fill volume for routine coagulation tests on ACL TOP 500 CTS (R). Int. J. Lab. Hematol. 2013, 35, 614–619. [CrossRef] [PubMed]
2. Nataša Gros*, Tadej Klobuˇcar and Klara Gaber. Accuracy of Citrate Anticoagulant Amount, Volume, and Concentration in Evacuated Blood Collection Tubes Evaluated with UV Molecular Absorption Spectrometry on a Purified Water Model. Molecules 2023, 28, 486. https://doi.org/10.3390/molecules28020486.
3. CLSI. Collection transport, and processing of blood specimens for testing plasma-based coagulation assays and molecular hemostasis assays: approved guideline, 5th ed. Wayne, PA:Clinical and Laboratory Standards Institute; 2008. CLSI document H21-A5.
4. Mehmet Senes*, Berrin Bercik Inal, Fehime Benli Aksungar, Ipek Cinaroglu, Pinar Eker, Cigdem Sonmez, Guzin Aykal, et al. TBS preanalytical phase working group survey study – preanalytical phase in coagulation laboratories. Turk J Biochem 2021; 46(1): 13–21. https://doi.org/10.1515/tjb-2019-0512.
5. Grace Bostic, Rebecca Thompson, Stefani Atanasoski, et al. Quality Improvement in the Coagulation Laboratory: Reducing the Number of Insufficient Blood Draw Specimens for Coagulation Testing. Lab Med Fall 2015;46:347-355. DOI:10.1309/LMA4WYN3XFUKELBD
6. Elisabeth H. Adam, Kai Zacharowski, Gudrun Hintereder, et al. Validation of a New Small-Volume Sodium Citrate Collection Tube for Coagulation Testing in Critically Ill Patients with Coagulopathy. Clin. Lab. 2018;64:1083-1089. DOI: 10.7754/Clin.Lab.2018.171008
7. Fiamma Balboni, Stefania Barbui, Marco Gallo, et al. Routine coagulation testing in Vacutainer® Citrate Plus tubes filled at minimum or optimal volume. Diagnosis 2019; aop. Https://doi.org/10.1515/dx-2019-0052.