RHINOSPORIDIOSIS Ở MŨI: BÁO CÁO CA BỆNH VÀ TỔNG QUAN Y VĂN

Lê Ngọc Diệu Thảo1,, Trần Thế Việt1, Phạm Duy Quang1, Phạm Quang Thông1, Hoàng Văn Thịnh1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo một ca bệnh hiếm gặp, bệnh nhiễm Rhinosporidium ở vùng mũi, bệnh nhân nam, 49 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: báo cáo ca bệnh và tổng quan y văn. Kết quả: Rhinosporidiosis là tình trạng viêm dạng u hạt mạn tính, chủ yếu ở vùng niêm mạc tiết nhầy, do Rhinosporidium seeberi gây ra, được xếp vào lớp Mesomycetozoea, ở ranh giới giữa nấm và động vật đơn bào. Tổn thương thường gặp là dạng polyp, lành tính ở mũi, mũi hầu và mắt. Bệnh nhiễm rhinosporidiosis vùng mũi hiếm gặp trong môi trường làm việc hằng ngày, với các đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với khối u tân sinh. Tác nhân gây bệnh khó phân lập trong môi trường nuôi cấy, chủ yếu dựa vào đặc điểm vi thể mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi quang học. Phương pháp điều trị chủ yếu là đốt điện cắt bỏ sạch phần đáy tổn thương. Dapsone có thể được dùng để dự phòng tái phát, cơ chế tác động là ngăn cản quá trình trưởng thành của hạt bào tử. Kết luận: Tổn thương nhiễm Rhinosporidium vùng mũi có biểu hiện lâm sàng khá tương đồng với các loại polyp mũi thông thường. Chẩn đoán được xác định dựa vào mô bệnh học. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt rộng tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. S. Bakshi "Pharyngeal Rhinosporidiosis". Am J Trop Med Hyg, (2019). 100 (3). pp. 491.
2. David N Fredricks, Jennifer A Jolley, Paul W Lepp, et al. "Rhinosporidium seeberi: a human pathogen from a novel group of aquatic protistan parasites". Emerging infectious diseases, (2000). 6 (3). pp. 273.
3. Jeannette Guarner and Mary Brandt "Histopathologic diagnosis of fungal infections in the 21st century". Clinical microbiology reviews, (2011). 24 (2). pp. 247-280.
4. Kumara Kaluarachchi, Saranga Sumathipala, Navaratne Eriyagama, et al. "The identification of the natural habitat of Rhinosporidium seeberi with R. seeberi-specific in situ hybridization probes". Infect Dis Antimicrob Agents, (2008). 25. pp. 25-32.
5. A Kanodia, P Sakthivel, C A Singh, et al. "Strawberry nose and rhinosporidiosis". QJM: An International Journal of Medicine, (2019). 113 (1). pp. 64-65.
6. Aloke Bose Majumdar, Dipayan Biswas, Shib Shankar Paul, et al. "Rhinosporidiosis: a clinicopathological study from a Rural Tertiary Health Care Centre, Bihar, India". (2014). pp.
7. Prangya Panda, Bijaya Kumar Sadangi, Dhaneswari Jena, et al. "A study on clinicopathological evaluation of rhinosporidiosis". Res Med Sci, (2017). 5. pp. 4519.
8. G Seeber "Un nuevo esporozuario parasito del hombre: dos casos encontrados en polipos nasales". Thesis, Universidad Nacional de Buenos Aires, (1900). pp.