KHẢO SÁT NGUY CƠ MẮC BIẾN CỐ TIM MẠCH VÀ TỬ VONG THEO THANG ĐIỂM ARO Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Diêm Thị Vân1, Đỗ Đình Tư2, Nguyễn Thanh Xuân1, Nguyễn Thành Công3, Phạm Quốc Toản1,
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bộ tổng tham mưu QĐNDVN
3 Bệnh viện Nhân Dân 115

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ tử vong do tim mạch trong 2 năm, nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm theo thang điểm ARO ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang ở 132 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Thu thập các chỉ số biến đầu vào của thang điểm ARO bao gồm: tuổi, tình trạng hút thuốc, căn nguyên bệnh thận mạn tính, tiền sử bệnh tim mạch do vữa xơ, tiền sử ung thư, chỉ số khối cơ thể, tiếp cận đường vào mạch máu để lọc máu trong 90 ngày đầu, tốc độ bơm máu thực tế, hemoglobin máu, ferritin huyết thanh, nồng độ CRP, creatinin máu, canxi máu toàn phần, albumin máu. Điểm nguy cơ được tính dựa vào phần mềm sử dụng online: https://aro-score.askimed.com/. Tùy mức điểm nguy cơ tính được, chia ra 3 mức độ nguy cơ: thấp, vừa, cao. Kết quả: Điểm nguy cơ tử vong do tim mạch trong 2 năm trung bình là 7,8%, tỷ lệ bệnh nhân ở mức nguy cơ thấp chiếm 59,8%, mức vừa chiếm 22,0%, mức cao chiếm 18,2%. Điểm nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm trung bình là 30,2%, tỷ lệ bệnh nhân ở mức nguy cơ thấp chiếm 33,3%, mức vừa chiếm 31,8%, mức cao chiếm 34,9%. Điểm nguy cơ  tử vong do tim mạch trong 2 năm, điểm nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm cao hơn ở BN tuổi cao, có giảm nồng độ HDL-C, rối loạn lipid máu, tăng nồng độ CRP máu nhưng liên quan không có ý nghĩa với giới, nồng độ cholesterol, triglycerid, LDL-C máu. Điểm nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm có liên quan với thời gian lọc máu. Kết luận: Nguy cơ tử vong do tim mạch trong 2 năm, nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ ở mức cao. Tuổi cao, rối loạn lipid máu, giảm nồng độ HDL-C, nồng độ CRP máu cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cozzolino M., Mangano M., Stucchi A., et al. (2018). Cardiovascular disease in dialysis patients. Nephrol Dial Transplant, 33(Suppl 3), iii28–iii34.
2. Floege J., Gillespie I.A., Kronenberg F., et al. (2015). Development and validation of a predictive mortality risk score from a European hemodialysis cohort. Kidney Int, 87(5), 996–1008.
3. Anker S.D., Gillespie I.A., Eckardt K.-U., et al. (2016). Development and validation of cardiovascular risk scores for haemodialysis patients. Int J Cardiol, 216, 68–77.
4. Yazdanyar A. and Newman A.B. (2009). The burden of cardiovascular disease in the elderly: morbidity, mortality, and costs. Clin Geriatr Med, 25(4), 563–577, vii.
5. Chisavu L., Mihaescu A., Bob F., et al. (2023). Trends in mortality and comorbidities in hemodialysis patients between 2012 and 2017 in an East-European Country: a retrospective study. Int Urol Nephrol, 55(10), 2579–2587.
6. Iseki K., Shinzato T., Nagura Y., et al. (2004). Factors influencing long-term survival in patients on chronic dialysis. Clin Exp Nephrol, 8(2), 89–97.
7. Navaneethan S.D., Schold J.D., Walther C.P., et al. (2018). HDL-cholesterol and causes of death in chronic kidney disease. J Clin Lipidol, 12(4), 1061-1071.e7.
8. Qureshi A.R., Alvestrand A., Divino-Filho J.C., et al. (2002). Inflammation, malnutrition, and cardiac disease as predictors of mortality in hemodialysis patients. J Am Soc Nephrol JASN, 13 Suppl 1, S28-36.