CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ MỞ KHÍ QUẢN Ở TRẺ EM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phí Thị Quỳnh Anh1,, Nguyễn Thùy Dương2, Lê Tuấn Thành3, Nguyễn Thị Trà Giang1, Trần Minh Điển1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên
3 Trung tâm Y khoa Prime số 2 Trần Thánh Tông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mở khí quản (MKQ) là thủ thuật mở một lỗ ở khí quản (đoạn cổ) và đặt một ống thông (Canuyn) làm cho không khí lưu thông trực tiếp từ bên ngoài vào khí quản và phế nang mà không đi qua đường hô hấp nằm phía trên lỗ mở khí quản [1]. Đây là một phẫu thuật cấp cứu thường gặp trong chuyên ngành Tai Mũi Họng. Mở khí quản tạo ra đường thở an toàn trong những trường hợp bít tắc đường thở tại vị trí hầu họng, thanh quản, khí quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong chuyên ngành Nhi khoa, do sự phổ biến của phương pháp đặt nội khí quản và sự gia tăng số lượng bệnh nhân được điều trị tại các đơn vị điều trị tích cực, thở máy kéo dài trở thành lí do phổ biến nhất trong chỉ định mở khí quản ở trẻ em [2]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về chỉ định, hiệu quả cũng như biến chứng của mở khí quản trên đối tượng người trưởng thành, tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trên đối tượng trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: mô tả chỉ định và kết quả mở khí quản ở trẻ em từ 0 đến 15 tuổi, điều trị tại các khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhi Trung ương , có chỉ định và được mở khí quản từ 01/01/2020 đến 30/06/2023. Nghiên cứu mô tả, hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tuổi trung vị là 4,9 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất là > 28 ngày tuổi – 2 tuổi; phần lớn bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh (50%); chỉ định mở khí quản chủ yếu là thở máy kéo dài (88,5%), thời gian thở máy trung bình đến khi được mở khí quản là 27,6 ngày; Tại thời điểm ra viện, 44% bệnh nhân cai được máy thở, 44,5% bệnh nhân không cai được máy thở, 11,5% bệnh nhân tử vong, thời gian thở máy trước mở khí quản kéo dài làm tăng thời gian điều trị tại các khoa điều trị tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Watters K.F. (2017). Tracheostomy in Infants and Children. Respir Care, 62(6), 799–825.
2. Ertugrul I, Kesici S, Bayrakci B, et al. (2016). Tracheostomy in Pediatric Intensive Care Unit: When and Where?. Iran J Pediatr, 26(1), 22–83.
3. Lee W, Koltai P, Harrison A.M, et al. (2002). Indications for tracheotomy in the pediatric intensive care unit population: a pilot study. Arch. Otolaryngol. Head Neck Surg., 128(11), 1249–1252.
4. Wood D, McShane P, and Davis P. (2012). Tracheostomy in children admitted to paediatric intensive care. Arch. Dis. Child., 97(10), 866–869.
5. Edwards J.D, Houtrow A.J, Lucas A.R, et al. (2016). Children and Young Adults Who Received Tracheostomies or Were Initiated on Long- Term Ventilation in PICUs. Pediatr Crit Care Med, 17(8), 324-334.
6. Carron J.D, Derkay C.S, Strope G.L, et al. (2000). Pediatric tracheotomies: changing indications and outcomes. Laryngoscope, 110(7), 1099–1104.
7. Gill J, Bhardwaj B, and Singla S. (2017). Changing trends in indications of pediatric tracheotomy: A tertiary care center experience. Journal of Laryngology and Voice, 7(1), 7.
8. Shinkwin C.A. and Gibbin K.P. (1996). Tracheostomy in children. J R Soc Med, 89(4), 188–192.