ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU 5 NĂM PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG ĐIỀU TRỊ GÃY Ổ CỐI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Dương Đình Toàn1,, Đỗ Đức Mạnh1, Trương Xuân Quang1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sau 5 năm phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy ổ cối tại Bệnh viện Hữu nghị việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 36 bệnh nhân được phẫu thuật kết hợp xương ổ cối từ 01/2015 đến 12/2017. Kết quả: 36 bệnh nhân được nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 38,36±12,5 (20-70 tuổi), nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm dưới 40 tuổi chiếm 61,11%, tỷ lệ nam/nữ= 3,5/1. Tai nạn giao thông là nguyên nhân chấn thương chủ yếu chiếm 52,1%. Thời gian trung bình từ khi tai nạn đến khi phẫu thuật là 8,08 ngày, đa số bệnh nhân được phẫu thuật trong tuần đầu chiếm 50%. Nhóm gãy xương đơn giản là chủ yếu với 77,78% với gãy thành sau ổ cối chiếm tỷ lệ cao nhất. Chức năng khớp háng sau mổ đạt kết quả rất tốt và tốt cao với 91,66%. Biến chứng sau mổ gặp liệt thần kinh tọa ở 3 bệnh nhân và cốt hóa lạc chỗ gặp ở 2 bệnh nhân. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương ổ cối là phương pháp điều trị đạt kết quả tốt cho đa số bệnh nhân với tỷ lệ biến chứng ngày càng được cải thiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rommens P.M., Ingelfinger P., Nowak T.E., et al. (2011). Traumatic damage to the cartilage influences outcome of anatomically reduced acetabular fractures: a medium-term retrospective analysis. Injury, 42(10), 1043-8.
2. Briffa, N., Pearce, R., Hill, A. M. & Bircher, M. Outcomes of acetabular fracture fixation with ten years’ follow-up. The Journal of Bone and Joint Surgery. British volume 93-B, 229–236 (2011).
3. Mardanpour, K., Rahbar, M., Rahbar, M., Mardanpour, N. & Mardanpour, S. Functional Outcomes of Traumatic Complex Acetabulum Fractures with Open Reduction and Internal Fixation: 200 Cases. Open Journal of Orthopedics 6, 363–377 (2016).
4. Liebergall, M. et al. Acetabular Fractures: Clinical Outcome of Surgical Treatment. Clinical Orthopaedics and Related Research® 366, 205–216 (1999).
5. Madhu R., Kotnis R., Al-Mousawi A., et al. (2006). Outcome of surgery for reconstruction of fractures of the acetabulum. The time dependent effect of delay. J Bone Joint Surg Br, 88(9), 1197-203.
6. Hirvensalo E., Lindahl J., and Kiljunen V. (2007). Modified and new approaches for pelvic and acetabular surgery. Injury, 38(4), 431-41.
7. Murphy, D., Kaliszer, M., Rice, J. & McElwain, J. P. Outcome after acetabular fracture: Prognostic factors and their inter-relationships. Injury 34, 512–517 (2003).
8. Matta J.M. (1996). Fractures of the acetabulum: accuracy of reduction and clinical results in patients managed operatively within three weeks after the injury. J Bone Joint Surg Am, 78(11), 1632-45.