KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN SAU NHIỄM COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Phạm Ngọc Thảo1,, Đỗ Đức Thuần1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 đi khám tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: tổng số 111 bệnh nhân có tiền sử được chẩn đoán nhiễm COVID-19 được thu thập tại khoa Chẩn đoan Chức năng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 2/2022 tới tháng 5/2022. Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân được khảo sát bằng thang điểm Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI). Tương quan hạng pearson hoặc kiểm định Independent Samples T-Test được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa điểm PSQI với tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI, thời gian sau nhiễm Covid-19, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia của bệnh nhân. Kết quả:Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện rối loạn giấc ngủ là 55%. Nhóm đối tượng có hút thuốc lá tăng có ý nghĩa thống kê về mức độ khó ngủ so với nhóm không hút thuốc lá. Tương tự, nhóm đối tượng có uống rượu bia biểu hiện tăng có ý nghĩa thống kê về thời gian ngủ so với nhóm đối tượng không có uống rượu bia. Kết luận: Tỷ lệ biểu hiện rối loạn chất lượng giấc ngủ ở đối tượng sau nhiễm COVID-19 là 55%. Hút thuốc lá và sử dựng rượu bia là yếu tố nguy cơ gia tăng tình trạng rối loạn chất lượng giấc ngủ ở đối tượng sau nhiễm COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Davis HE, Assaf GS, McCorkell L, Wei H, Low RJ, Re'em Y, Redfield S, Austin JP, Akrami A. Characterizing long COVID in an international cohort: 7 months of symptoms and their impact. EClinicalMedicine. 2021.38:101019.
2. Munteanu I, Marc M, Gheorghevici C, Diaconu GA, Feraru N, Sion D, Nemes RM, Mahler B. Sleep Quality Aspects in Post-COVID-19 Patients. J Pers Med. 2023. 13(7):1125.
3. Seighali N, Abdollahi A, Shafiee A, Amini MJ, Teymouri Athar MM, Safari O, Faghfouri P, Eskandari A, Rostaii O, Salehi AH, Soltani H, Hosseini M, Abhari FS, Maghsoudi MR, Jahanbakhshi B, Bakhtiyari M. The global prevalence of depression, anxiety, and sleep disorder among patients coping with Post COVID-19 syndrome (long COVID): a systematic review and meta-analysis. BMC Psychiatry. 2024. 24(1):105.
4. Medic G, Wille M, Hemels ME. Short- and long-term health consequences of sleep disruption. Nat Sci Sleep. 2017.9:151-161.
5. Garbarino S, Lanteri P, Bragazzi NL, Magnavita N, Scoditti E. Role of sleep deprivation in immune-related disease risk and outcomes. Commun Biol. 2021.4(1):1304.
6. Buysse DJ, Reynolds CF 3rd, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ. The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry Res. 1989.28(2):193-213.
7. Van Nguyen T, Liu HE. A cross-sectional study on sleep disturbances and associated factors among nurses. BMC Psychiatry. 2022. 22(1):119.
8. Tedjasukmana R, Budikayanti A, Islamiyah WR, Witjaksono AMAL, Hakim M. Sleep disturbance in post COVID-19 conditions: Prevalence and quality of life. Front Neurol. 2023. 13:1095606.