PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG VỠ MẠN TÍNH PHỐI HỢP RÒ ĐỘNG - TĨNH MẠCH CHỦ: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ NHÌN LẠI Y VĂN

Mạc Thế Trường1,2,, Vũ Anh Tuấn1, Ngô Gia Khánh1, Nguyễn Văn Minh1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Vỡ “phồng động mạch chủ bụng” (PĐMCB) là một biến chứng nặng và thường xuyên dẫn đến tử vong. Trường hợp hiếm gặp khi khối máu tụ được bao bọc bởi các cấu trúc giải phẫu bên cạnh, có thể làm dừng chảy máu, tiến triển lâu dài, được gọi là “mạn tính”.  Ngược lại với vỡ kinh điển, vỡ PĐMCB mạn tính không có triệu chứng sốc mất máu; đau bụng mơ hồ hoặc đau lưng, triệu chứng cũng thường hay gặp ở phồng động mạch chủ nói chung. Trong khi triệu chứng lâm sàng của vỡ PĐMCB vào tĩnh mạch chủ (rò động - tĩnh mạch chủ) phụ thuộc vào lưu lượng của luồng thông. Trường hợp bệnh nhân phối hợp cả hai thể bệnh hiếm gặp vỡ PĐMCB mạn tính và rò động – tĩnh mạch chủ gây ra thách thức lớn trong chẩn đoán và điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng hiếm gặp. Trường hợp lâm sàng: Bệnh nhân nam, 68 tuổi, đi khám vì đau thắt lưng, mệt mỏi, ho khan, chóng mặt, đau ngực đã được điều trị tại khoa cơ xương khớp, khoa hô hấp trước khi chụp phim cắt lớp vi tính ổ bụng và được chẩn đoán vỡ PĐMCB sau phúc mạc mạn tính kèm theo thông động – tĩnh mạch chủ. Bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công khâu lại chỗ rò vào tĩnh mạch chủ và thay đoạn động mạch chủ bụng bằng đoạn mạch nhận tạo. Kết luận: PĐMCB vỡ mạn tính phối hợp rò động – tĩnh mạch chủ luồng thông nhỏ là hai thể lâm sàng đặc biệt của vỡ PĐMCB xảy ra đồng thời trên một bệnh nhân. Các triệu chứng lâm sàng không rầm rộ, khó chẩn đoán do triệu chứng không điển hình. Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cả hai thể lâm sàng này. Phẫu thuật cần được tiến hành sớm để tránh biến chứng vỡ tiếp theo đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fabrice D., Habib B., and Zahra L.F. (2019). Lyse des vertèbres dorsales révélant un anévrysme chronique rompu contenu: à propos d’un cas. Pan Afr Med J, 32, 32.
2. Davidović L.B., Lotina S.I., Cinara I.S., et al. (1998). Chronic rupture of abdominal aortic aneurysms. Srp Arh Celok Lek, 126(5–6), 177–182.
3. Booth M.I. and Galland R.B. (2002). Chronic Contained Rupture of an Abdominal Aortic Aneurysm: a Case Report and Review of the Literature. EJVES Extra, 3(2), 33–35.
4. Nguyen T.-T., Le N.-T., and Doan Q.-H. (2019). Chronic contained abdominal aortic aneurysm rupture causing vertebral erosion. Asian Cardiovasc Thorac Ann, 27(1), 33–35.
5. Halliday K.E. and al-Kutoubi A. (1996). Draped aorta: CT sign of contained leak of aortic aneurysms. Radiology, 199(1), 41–43.
6. Psathas E.D., Lioudaki S., Doulaptsis M., et al. (2012). Clinical Manifestations of Aortocaval Fistulas in Ruptured Abdominal Aortic Aneurysm: Report of Two Cases. Case Reports in Surgery, 2012, e123081.
7. Tsolakis J.A., Papadoulas S., Kakkos S.K., et al. (1999). Aortocaval Fistula in Ruptured Aneurysms. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 17(5), 390–393.
8. Guzzardi G., Fossaceca R., Divenuto I., et al. (2010). Endovascular Treatment of Ruptured Abdominal Aortic Aneurysm with Aortocaval Fistula. Cardiovasc Intervent Radiol, 33(4), 853–856.