ẢNH HƯỞNG CỦA SAI KHỚP CẮN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI VIỆT ĐỘ TUỔI 18-25

Nguyễn Thị Ngọc Trang1,, Phạm Như Hải1, Nguyễn Thanh Huyền1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Người Việt có tỉ lệ sai khớp cắn cao. Sai khớp cắn có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười, qua đó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Mục đích: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng khớp cắn và ảnh hưởng của sai khớp cắn đến chất lượng cuộc sống của người Việt độ tuổi 18-25. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với sự tham gia của 160 sinh viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội từ tháng 5/2023-1/2024. Đối tượng nghiên cứu được khám và lấy mẫu hàm nghiên cứu, đánh giá theo chỉ số nhu cầu điều trị chỉnh nha IOTN. Sau đó, tiến hành khảo sát chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng này thông qua bộ câu hỏi OHIP-14 và WHOQOL-Bref. OHIP-14 bao gồm 14 câu, chia thành bảy lĩnh vực trong đó đánh giá giới hạn chức năng, đau thực thể, tâm lý không thoải mái, hạn chế thể chất, hạn chế tâm lý, hạn chế xã hội, tàn tật. WHOQOL-Bref thì gồm 26 câu, chia thành 4 lĩnh vực: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội và môi trường. Hai bộ câu hỏi đánh giá theo thang Likert, mỗi câu từ 0–5. Từ đó đánh giá thực trạng sai khớp cắn và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống. Kết quả: Tổng có 160 sinh viên có 52 nam chiếm 32,5% và 108 nữ chiếm 67,5%. Sai khớp cắn hạng I chiếm tỉ lệ cao nhất. Hình dạng cung răng hình oval chiếm tỉ lệ cao nhất, thấp nhất là cung răng tam giác. Nhu cầu điều trị chỉnh nha mức 3 chiếm tỉ lệ cao nhất, thấp nhất ở mức 5.Với bộ câu hỏi OHIP-14, điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 15.68 ±8.09. Trong 7 vấn đề nghiên cứu, tâm lý không thoải mái là phổ biến nhất, ít gặp nhất là hạn chế xã hội. Sai khớp cắn hạng III có chất lượng cuộc sống kém hơn các dạng sai khớp cắn khác. Sai khớp cắn cần/ rất cần điều trị nắn chỉnh răng có chất lượng cuộc sống kém hơn sai khớp cắn không cần điều trị. Với bộ câu hỏi WHOQOL-Bref, không có sự khác biệt giữa chất lượng cuộc sống giữa 2 nhóm không cần điều trị và nhóm cần điều trị. Vấn đề có điểm cao nhất ở lĩnh vực sức khỏe thể chất, vấn đề có điểm thấp nhất ở lĩnh vực quan hệ xã hội. Kết luận: Tỉ lệ sai khớp cắn của người Việt độ tuổi 18-25 tương đối cao, sai khớp cắn hạng III và cần điều trị nắn chỉnh có chất lượng cuộc sống liên quan đến răng miệng kém hơn các nhóm khác, nhưng chất lượng cuộc sống nói chung không bị ảnh hưởng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Thị Mai Hương. nghiên cứu tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trường đại học y hải phòng. 2012, 74.
2. Anneloes E G., Thoa C N., Dick J W. và cộng sự. (2012). A Vietnamese version of the 14-item oral health impact profile (OHIP-14VN). Open J Epidemiol, 2012.
3. Frejman M.W., Vargas I.A., Rösing C.K. và cộng sự. (2013). Dentofacial deformities are associated with lower degrees of self-esteem and higher impact on oral health-related quality of life: results from an observational study involving adults. J Oral Maxillofac Surg, 71(4), 763–767.
4. Javed O. và Bernabé E. (2016). Oral Impacts on quality of life in adult patients with Class I, II and III malocclusion. ORAL Health Prev Dent.
5. Masood Y., Masood M., Zainul N.N.B. và cộng sự. (2013). Impact of malocclusion on oral health related quality of life in young people. Health Qual Life Outcomes, 11, 1–6.
6. Dalaie K., Behnaz M., Khodabakhshi Z. và cộng sự. (2018). Impact of malocclusion severity on oral health-related quality of life in an Iranian young adult population. Eur J Dent, 12(01), 129–135.