YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG THẬN CẤP SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Lương Mạnh Hùng1,2,, Hà Trần Hưng1,3, Nguyễn Đức Phúc2, Trần Thị Thu Hoài2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tổn thương thận cấp (AKI) sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Hữu Nghị Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả phân tích trên 138 bệnh được phẫu thuật và chuyển về điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Ngoại, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An từ 04/2023 đến 03/2024. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ AKI sau phẫu thuật gồm có tiền sử nhiều bệnh lý nền (OR = 2,3), phẫu thuật tiêu hóa (OR = 2,5), phẫu thuật lồng ngực (OR = 3,1), sốc trước hoặc trong phẫu thuật (OR = 5,0 và 2,9), lượng dịch truyền cho người bệnh trước quá trình phẫu thuật, p < 0,05. Điểm SOFA, APACHE II tại thời điểm nhập viện ở nhóm phải lọc máu liên tục cao hơn so với nhóm không lọc. Dịch truyền trước phẫu thuật và trong phẫu thuật ở nhóm phải lọc máu liên tục lần lượt là 1,3 ± 0,3 (lít) và 1,8 ± 0,4 (lít) cao hơn nhóm không phải lọc máu có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ sốc trước và trong phẫu thuật cũng là yếu tố nguy cơ gia tăng tỷ lệ lọc máu liên tục ở người bệnh AKI sau phẫu thuật. Điểm SOFA cao và số lượng nước tiểu ít là hai yếu tố nguy cơ chính gây AKI sau phẫu thuật khi tiến hành kiểm định hồi qui đa biến. Kết luận: Tiền sử nhiều bệnh nền, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật tiêu hóa và lượng dịch truyền dương nhiều trong phẫu thuật là các yếu tố nguy cơ của AKI sau phẫu thuật. Điểm SOFA, APACHE II, lượng dịch dương trước và trong phẫu thuật là yếu tố nguy cơ khiến người bệnh AKI sau phẫu thuật phải lọc máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Skorecki K (2016), “Brenner and Rector’s The Kidney tenth edition”, 1, pp. 958-1011.
2. Khwaja A. (2012). KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury. Nephron Clin Pract, 120(4), c179-184.
3. Bell S. và Prowle J. (2019). Postoperative AKI—Prevention Is Better than Cure?. JASN, 30(1), 4–6.
4. Hahn R.G. (2010). Volume kinetics for infusion fluids. Anesthesiology, 113(2), 470–481.
5. Grams M.E., Sang Y., Coresh J. và cộng sự (2016). Acute Kidney Injury After Major Surgery: A Retrospective Analysis of Veterans Health Administration Data. Am J Kidney Dis, 67(6), 872–880.
6. Nguyễn Trường Sơn (2016). Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn chuyên khoa II. Khoa Y – Đại học Quốc Gia TP HCM.
7. Hà Hoàng Kiệm (2023). Lọc máu điều trị thay thế thận. Bệnh thận tiết niệu, Nhà xuất bản Y Học, tr. 115.
8. Lê Thị Diễm Tuyết (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị suy thận cấp tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Thế Anh, Tô Hoàng Dương (2021). Đánh giá thực trạng tổn thương thận cấp theo thang điểm RIFLE ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực và chống độc. Tạp chí Y học Việt Nam; 508(1).
10. Quách Hoàng Giang (2021). Yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp sau phẫu thuật tại khoa hồi sức cấp cứu. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y dược TP HCM.