THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH 6 TUỔI TẠI HÀ NỘI

Hà Ngọc Chiều1,, Phouphet Kanolath1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sâu răng là bệnh khá phổ biến, gây hậu quả ở nhiều mức độ về sức khoẻ răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn thân nói chung. Vì vậy, với mục đích giúp các nhà lâm sàng có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ em chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả thực trạng bệnh sâu răng của học sinh 6 tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện ở 191 học sinh 6 tuổi (lớp 1), đang học tại Trường Tiểu học Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng của trẻ là 71,2% trong đó, tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh nữ là 80,9% và học sinh nam là 63,6%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 23,6% trong đó, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nam là 27,1%, ở nữ là 19,0%. Chỉ số dmft = 3,46 ± 3,99; trong đó chỉ số dmft ở học sinh nữ là 3,61 ± 4,08 và ở học sinh nam là 3,34 ± 3,94. Chỉ số DMFT = 0,35 ± 0,72, trong đó chỉ số DMFT ở học sinh nam và nữ tương ứng là 0,40 ± 0,76 và 0,27 ± 0,66. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ 6 tuổi đều ở mức cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Global data on dental caries prevalence (DMFT) in children aged 12 years. 2000;1-9.
2. Trần Văn Trường và cs. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam năm 1999-2000. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2002.
3. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn. Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành. 2011;793:91-96.
4. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019; 24-25.
5. Ngô Văn Toàn, Vũ Mạnh Tuấn. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2021:47-60.
6. Congiu G., Campus G., Luglie PF. Early childhood caries (ECC) prevalence and background factors: a review. Oral Health Prev Dent, 2014;12(1):71–76.
7. Kitty J. Chen. Prevalence of early childhood caries among 5-year-old children: A systematic review. J Invest Clin Dent, 2018;10: e12376.
8. Ramos-Gomez FJ, Weintraub JA, Gansky SA, et al. Bacterial, behavioral and environmental factors associated with early childhood caries. J Clin Pediatr Dent, 2002;26(2):165–73.
9. Goenka P, Dutta S, Marwah N, et al (2018). Prevalence of Dental Caries in Children of Age 5 to 13 Years in District of Vaishali, Bihar, India. Int J Clin Pediatr Dent, 11(5):359-364.