ÁP DỤNG CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG CẢM XÚC EVI TRONG ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI TÂM SINH LÝ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Nguyễn Thị Thu Hường1,2,, Trịnh Lê Huy1, Trương Tuấn Anh2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID– 19 lên tâm sinh lý người bệnh ung thư sử dụng chỉ số tổn thương cảm xúc EVI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 305 người bệnh ung thư tại Bệnh viện K và bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, sử dụng thang đánh giá chỉ số tổn thương cảm xúc (EVI – Emotional Vulnerability Index) đánh giá sự thay đổi tâm sinh lý trong đại dịch COVID– 19. Kết quả: Trung vị điểm EVI trước đại dịch COVID– 19 là 16, trong dịch trung vị điểm EVI là 22, sự gia tăng có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trong đại dịch: giới tính nữ dễ bị tổn thương cảm xúc hơn nam giới (OR=1,644; CI95%: 0,825-3,277; p=0,04); người bệnh điều trị liệu pháp toàn thân dễ bị tổn thương hơn điều trị phẫu thuật và tia xạ (OR:2,049, CI95%: 1,014-4,140, p=0,042). Kết luận: Chỉ số tổn thương cảm xúc tăng trong đại dịch COVID– 19. Giới nữ và điều trị liệu pháp toàn thân có liên quan đến tính dễ bị tổn thương cảm xúc của người bệnh ung thư trong đại dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pigozzi E, Tregnago D, Costa L, et al. Psychological impact of Covid-19 pandemic on oncological patients: A survey in Northern Italy. Di Gennaro F, ed. PLOS ONE. 2021;16(3): e0248714.
2. Momenimovahed Z, Salehiniya H, Hadavandsiri F, Allahqoli L, Günther V, Alkatout I. Psychological Distress Among Cancer Patients During COVID-19 Pandemic in the World: A Systematic Review. Front Psychol. 2021; 12:682154.
3. Swainston J, Chapman B, Grunfeld EA, Derakshan N. COVID-19 Lockdown and Its Adverse Impact on Psychological Health in Breast Cancer. Front Psychol. 2020;11:2033.
4. Sharpless NE. COVID-19 and cancer. Science. 2020; 368(6497):1290-1290.
5. Clemente-Suárez VJ, Dalamitros AA, Beltran-Velasco AI, Mielgo-Ayuso J, Tornero-Aguilera JF. Social and Psychophysiological Consequences of the COVID-19 Pandemic: An Extensive Literature Review. Front Psychol. 2020;11:580225.
6. Pandy JG, Maaño O, Balolong‐Garcia JC, Datukan JTY. Risk factors and clinical outcomes of systemic cancer treatment delays in Filipino patients with solid tumor malignancy during the COVID ‐19 pandemic: A single tertiary center study. Cancer Rep. 2022;5(2):e1426.
7. Sud A, Torr B, Jones ME, et al. Effect of delays in the 2-week-wait cancer referral pathway during the COVID-19 pandemic on cancer survival in the UK: a modelling study. Lancet Oncol. 2020;21(8):1035-1044.
8. Henrich MK Gerhard. Illness-related Distress: Does it Mean the Same for Men and Women?: Gender Aspects in Cancer Patients’ Distress and Adjustment. Acta Oncol. 1999;38(6):747-755.