NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TẬT CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC VỚI TÌNH TRẠNG LO ÂU CỦA SINH VIÊN HAI NĂM ĐẦU ĐẠI HỌC

Đinh Việt Hùng1,, Nguyễn Đình Khanh1, Trần Mỹ Linh2, Huỳnh Ngọc Lăng1, Phạm Xuân Trưởng1, Bùi Anh Tuấn1, Trần Việt Thắng1
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Trường đại học Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tật cận thị và một số yếu tố khác với rối loạn lo âu ở nhóm đối tượng sinh viên năm nhất và năm hai đại học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 521 sinh viên năm nhất và năm hai đang học tại Đại học Vinh, thời gian lấy số liệu từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023. Xác định tật cận thị và độ cận dựa trên lần khám định kỳ gần nhất. Tình trạng rối loạn lo âu được đánh giá thông qua thang đo đánh giá lo âu Zung. Kết quả: có 57 sinh viên năm nhất và 464 sinh viên năm hai, trong đó có 55,5% đối tượng mắc tật cận thị (34,4% cận nhẹ, 20,3% cận vừa và 0,8% cận nặng). Có 16,7% sinh viên năm nhất và năm hai đại học có biểu hiện rối loạn lo âu (11,1% mức độ nhẹ, 4,8% mức độ vừa và 0,8% mức độ nặng). Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu với tật cận thị (OR=1,56, 95%CI: 0,97-2,51, p<0,05) và năm học đại học (OR=2,16, 95%CI: 1,15-4,06, p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính và tình trạng sinh sống với nguy cơ mắc rối loạn lo âu. Kết luận: tật cận thị và năm học đại học có mối liên quan đến nguy cơ cao hơn biểu hiện rối loạn lo âu

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2023). World report on vision: Blindness and vision impairment.
2. Kaplan B.J. and Sadock V.A. (2017). Anxiety Disorders, in: Kaplan and Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry, 10th edition, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, 4047-75.
3. Hashemi A., Hashemi H., Jamali A., et al. (2024) The association between visual impairment and mental disorders. Scientific Reports,14(1), 1-9.
4. Li Z., Wei J., Lu S., et al. (2023) Association between myopia and anxiety: a cross-sectional study based on Chinese university freshmen. Annals of Translational Medicine, 11(8).
5. Millodot M. (2017) Dictionary of optometry and vision science. Elsevier Health Sciences.
6. Zung, W. (1971) A rating instrument for anxiety disorders. Psychosomatics. 12(6), 371-79.
7. Zhang H., Gao H., Zhu Y., et al. (2021) Relationship between myopia and other risk factors with anxiety and depression among Chinese university freshmen during the COVID-19 pandemic. Frontiers in Public Health, 9, 774237.
8. Ramón-Arbués E., Gea-Caballero V., Granada-López J. M., et al. (2020) The prevalence of depression, anxiety and stress and their associated factors in college students. International journal of environmental research and public health, 17(19), 7001.
9. Huang M., Liu K., Liang C., et al. (2023) The relationship between living alone or not and depressive symptoms in older adults: a parallel mediation effect of sleep quality and anxiety. BMC geriatrics, 23(1), 506.
10. Li Q., Yang J., He Y., et al. (2020) Investigation of the psychological health of first‐year high school students with myopia in Guangzhou. Brain and behavior, 10(4), e01594.