ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN BỊ ONG ĐỐT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Bá Thời1,2, Ngô Nam Hải1,2, Đặng Thị Xuân2,
1 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân bị ong đốt điều trị tại khoa Chống độc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 115 bệnh nhân bị ong đốt trong 2 năm 2022 và 2023. Kết quả: Ong đốt gặp phần lớn là nam giới (68,7%), độ tuổi trung bình là 50,05 ± 20,55. Loài ong thủ phạm chủ yếu là ong Vò vẽ (82,6%). Các biểu hiện chính là tiêu cơ vân cấp (57,3%), tổn thương gan cấp (26,7%), tổn thương thận cấp (25,3%), tan máu (14,7%) và đông máu nội mạch rải rác (10,7%). Điều trị chủ yếu là bài niệu tích cực (82,6%) và lọc máu (20%), các biện pháp điều trị hỗ trợ khác là dùng thuốc corticoid (78,7%), kháng histamin (74,7%). 16% bệnh nhân phải truyền các chế phẩm máu, 9,3% thở máy và 8,0% dùng thuốc vận mạch. Sau điều trị, 93,3% số bệnh nhân có tiến triển tốt, thời gian điều trị đa số không dài, 64% ra viện trong vòng 4 ngày. Tỉ lệ tử vong là 3,5%. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy các đặc điểm chính về loài ong đốt, đặc điểm của bệnh nhân bị ong đốt và kết quả điều trị tại khoa Chống độc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Duy Bình, Hà Trần Hưng (2016). Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bị ong đốt nhiều nốt tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Bệnh viện Bạch Mai số 93 (4/2016), 218-224
2. Hà Trần Hưng, Lê Duy Bình (2016). Đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bị ong đốt nhiều nốt. Tạp chí Y học Bệnh viện Bạch Mai số 93 (4/2016).
3. Persson HE., Sjoberg GK., et al (1998). Poisoning severity score. Grading of acute poisoning. J Toxicol Clin Toxicol, 36 (3), 205-213.
4. Vincent JL., Moreno R., et al (1996). The SOFA (Sepsis-related Organ Failure Assessment) score to describe organ dysfunction/failure. On behalf of the Working Group on Sepsis-Related Problems of the European Society of Intensive Care Medicine. Intensive Care Med, 22 (7), 707-710.
5. The ARDS Definition Task Force (2012). Acute respiratory distress syndrome: The berlin definition. JAMA, 307 (23), 2526-2533.
6. Levi M., Toh CH., et al (2009). Guidelines for the diagnosis and management of disseminated intravascular coagulation. British Committee for Standards in Haematology. Br J Haematol, 145 (1), 24-33.
7. Witharana EW., Wijesinghe SK., et al (2015). Bee and wasp stings in Deniyaya; a series of 322 cases. Ceylon Med J, 60 (1), 5-9.
8. Vũ Tuấn Dũng (2010). Đánh giá hiệu quả của bài niệu tích cực trong dự phòng và điều trị suy thận cấp do ong đốt. Luận văn thạc sỹ y học Đại học Y Hà Nội.
9. Franca FO., Benvenuti LA., et al (1994). Severe and fatal mass attacks by “killer” bees (Africanized honey bees--Apis mellifera scutellata) in Brazil: clinicopathological studies with measurement of serum venom concentrations. Q J Med, 87 (5), 269-282.