KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT QUA ĐƯỜNG TRỰC TRÀNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN E

Nguyễn Minh Châu1, Nguyễn Văn Sang1,2,, Vũ Trí Long1
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả của kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện E từ năm tháng 1/2023 - 12/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 98 bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện E từ tháng 1/2023 - 12/2023. Kết quả: Nghiên cứu có 98 bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 89 tuổi. Nhóm PSA > 10ng/ml có tỷ lệ ung thư cao nhất là 54,28%. Nhóm PIRADS 4, 5 có tỷ lệ ung thư lần lượt là 29,27, 83,78%. Các tai biến thường gặp là chảy máu qua miệng sáo chiếm 12,2%, chảy máu hậu môn – trực tràng chiếm 34,7%, không ghi nhận bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau sinh thiết. Mức độ đau theo thang điểm VAS ghi nhận tại thời điểm sinh thiết của các bệnh nhân đa số ở mức không đau (VAS 0 -1) và đau nhẹ (VAS 2-3) chiếm 71,43%. Kết luận: Sinh thiết tuyến tiền liệt qua đường trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm là một kĩ thuật an toàn và hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

World Globocan. International Agency for Research on Cancer. WHO. 2020.
2. Heidenreich A., G. Aus, associates (2008), "Guidelines on prostate cancer", Guideline Eropean Association of Urology 2008 editon.
3. Andriole, Gerald L.; Crawford, E. David; Grubb, Robert L (2009). Mortality Results from a Randomized Prostate-Cancer Screening Trial. New England Journal of Medicine, 360(13), 1310–1319. doi:10.1056/nejmoa0810696
4. Vũ Trung Kiên, Đỗ Trường Thành (2020). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan đến tiên lượng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán qua sinh thiết 12 mẫu. Y học Việt Nam, tháng 1-Số 1&2/2020, tập 486, Tr. 163-167.
5. Lojanapiwat B, Anutrakulchai W, Chongruksut W (2014). Correlation and diagnostic performance of the prostate-specific antigen level with the diagnosis, aggressiveness, and bone metastasis of prostate cancer in clinical practice. Prostate Int Sep;2(3):133-9. doi: 10.12954/PI.14054
6. Kachuri, L., Hoffmann, T.J., Jiang, Y (2023). Genetically adjusted PSA levels for prostate cancer screening. Nat Med 29, 1412–1423, doi: 10.1038/s41591-023-02277-9
7. Lundgren, P.-O., Kjellman, A., Norming (2021), Association between one-time prostate-specific antigen (PSA) test with free/total PSA ratio and prostate cancer mortality: A 30-year prospective cohort study. BJU Int, 128: 490-496. doi: 10.1111/bju.15417
8. Kızılay F, Çelik S, Sözen S (2020). Correlation of Prostate-Imaging Reporting and Data Scoring System scoring on multiparametric prostate magnetic resonance imaging with histopathological factors in radical prostatectomy material in Turkish prostate cancer patients: a multicenter study of the Urooncology Association. Prostate Int. 8(1):10-15. doi: 10.1016/j.prnil.2020.01.001
9. Efesoy O, Bozlu M, Çayan S (2013) Complications of transrectal ultrasound-guided 12-core prostate biopsy: a single center experience with 2049 patients. Turk J Urol. 39(1):6-11. doi: 10.5152/tud.2013.002
10. Fasola, O.A., Takure, A.O, Shittu, O.B (2021). Transrectal ultrasound-guided prostate biopsy: periprostatic block versus caudal block for analgesia—a randomized trial. Afr J Urol 27, 85, doi:10.1186/s12301-021-00185-3