ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ÁC TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN NĂM 2023

Hoàng Hà1,, Trịnh Trường Giang1, Phạm Đắc Trung1, Dương Thị Thu Nga1
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tràn dịch màng phổi và xác định một số yếu tố liên quan tràn dịch màng phổi ác tính. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cỡ mẫu toàn bộ, thu được 179 bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh viện Phổi Thái Nguyên, từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023. Bệnh nhân được chia thành 02 nhóm tràn dịch màng phổi ác tính và tràn dịch màng phổi không ác tính. Kết quả và bàn luận: Tràn dịch màng phổi gặp giới nam 66,5%, ≥50 tuổi 70,4%, có tiền sử tràn dịch màng phổi 11,2%. Triệu chứng đau ngực kiểu màng phổi 86,0%, hội chứng ba giảm 82,1%, khó thở 67,6%. Số lượng trung bình 45,3%, một bên 89,4%, dịch vàng chanh 72,1%. Cell Block để chẩn đoán tràn dịch màng phổi ác tính chiếm 17,9%. Căn nguyên là ung thư phổi 62,5%.Carcinoma tuyến 78,1%. Yếu tố liên quan chặt chẽ tràn dịch màng phổi ác tính là: tràn dịch tái lập nhanh, Giảm cân, số lượng dịch và màu dịch với p<0,01. Kết luận: Đa số gặp tràn dịch màng phổi một bên, dịch tiết, dịch màu vàng chanh. Tỷ lệ tràn dịch màng phổi ác tính là 17,9%, chủ yếu do carcinoma tuyến di căn từ phổi. Một số yếu tố liên quan đến tràn dịch màng phổi ác tính gồm ≥50 tuổi, có tiền sử tràn dịch màng phổi, giảm cân, dịch tái lập nhanh, số lượng dịch nhiều và dịch thường có màu đỏ, hồng. Nên chỉ định cellblock trong bệnh cảnh tràn dịch màng phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp. Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Vũ Đỗ (2023). Nghiên cứu kết quả nội soi lồng ngực chẩn đoán nguyên nhân và điều trị tràn dịch màng phổi. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.
3. Lê Thành Đạt và CS (2023). Đặc điểm dịch tễ và cận lâm sàng ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tạp chí y học Việt Nam, tập 531, số 2 (2023), tr. 46-49.
4. Trần Thanh Hùng và CS (2019). Đánh giá kết quả sinh thiết màng phổi ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ năm 2018. Tập chí Y học Cần Thơ số 22-23-24-25/2019.
5. Lê Hoàn và CS (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân của tràn dịch màng phổi ác tính. Tạp chí Y học lâm sàng, số 96, tr. 82-87.
6. Nguyễn Duy Hoàng và CS (2022). Khảo sát nguyên nhân tràn dịch màng phổi ác tính được chẩn đoán bằng kỹ thuật khối tế bào tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí y học Việt Nam, tập 521 số đặc biệt (2022), Hội thảo khoa học giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học Việt Nam lần thứ 10, tr. 58-64.
7. Gonnelli F, et al (2024). Malignant pleural effusion: current understanding and therapeutic approach.