ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ SẢN PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH NĂM 2023

Nguyễn Bích Hồng1,, Ngô Văn Thư1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu. Kết quả: Có 62 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,87 ± 7,09 tuổi; chủ yếu là nhóm tuổi 21-55 chiếm 69,4%. Phần lớn bệnh nhân đang mang thai con lần đầu chiếm 46,8%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu: tăng huyết áp (100%), phù (48,4%); triệu chứng cận lâm sàng: Protein niệu (53,2%). Có 87,1% số trường hợp phải dùng thuốc hạ áp đơn thuần hoặc kết hợp với các thuốc hạ áp khác. 71% số trường hợp được mổ lấy thai và 90,3% số trường hợp không có biến chứng sau điều trị. Kết luận: Biến chứng trong điều trị tiền sản giật chiếm tỷ lệ nhỏ và mổ lấy thai là phương pháp điều trị chủ yếu của tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Dược Huế (2007), Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. V. L. Bilano, E. Ota, T. Ganchimeg, et al. (2014), "Risk factors of preeclampsia/eclampsia and its adverse outcomes in low- and middleincome countries: a WHO secondary analysis", PLoS One, 9 (3), pp. e91198
3. B. W. J. Mol, C. T. Roberts, S. Thangaratinam, et al. (2016), "Preeclampsia", Lancet, 387 (10022), pp. 999-1011.
4. Hà Thị Tiểu Di (2014), "Nghiên cứu bệnh lý tiền sản giật nặng-sản giật và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng", Tạp chí Phụ sản, 12 (3), tr. 83-87.
5. Guideline, N. I. C. E. (2019). Hypertension in pregnancy: diagnosis and management. london: National Institute For Health and Care Excellence (UK; 2019. Available from: https://www. ncbi. nlm. nih. gov/books/NBK546004.
6. E. M. Xenakis, J. M. Piper, N. Field, et al. (1997), "Preeclampsia: is induction of labor more successful?", Obstet Gynecol, 89 (4), pp. 600-3.
7. X. Dong, W. Gou, C. Li, et al. (2017), "Proteinuria in preeclampsia: Not essential to diagnosis but related to disease severity and fetal outcomes", Pregnancy Hypertens, 8 pp. 60-64.
8. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Thanh Hà (2017), "Kết quả xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong năm 2015", Tạp chí Phụ sản, 15 (2), tr. 24-29.
9. L. H. Kim, Y. W. Cheng, S. Delaney, et al. (2010), "Is preeclampsia associated with an increased risk of cesarean delivery if labor is induced?", J Matern Fetal Neonatal Med, 23 (5), pp. 383-8.
10. Lê Thiện Thái (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh lý Tiền sản giật lên thai phụ và thai nhi và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.