KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC THỂ LÂM SÀNG TRẦM CẢM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THỪA THIÊN HUẾ

Châu Văn Hảo1,, Đoàn Văn Minh1, Nguyễn Quang Quỳnh Như1, Trần Như Minh Hằng1
1 Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (NCT) điều trị nội trú tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của trầm cảm theo y học cổ truyền nhằm góp phần tiêu chuẩn hóa và nâng cao giá trị của tinh hoa lý luận y học cổ truyền trong nghiên cứu trầm cảm. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và sự phân bố các thể lâm sàng trầm cảm theo y học cổ truyền ở NCT điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thừa Thiên Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 420 NCT điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thừa Thiên Huế từ tháng 07/2022 đến 03/2024, sàng lọc trầm cảm bằng thang đánh giá trầm cảm ở NCT 30 mục (Geriatric Depression Scale 30 items - GDS-30). Kết quả: Trong 420 NCT điều trị nội trú, có 195 NCT có trầm cảm qua sàng lọc bằng GDS-30 (46,4%). Nghiên cứu đã mô tả được các đặc điểm lâm sàng thường gặp, các đặc điểm về mạch và lưỡi trong nhóm NCT có trầm cảm. Phân bố các thể lâm sàng trầm cảm theo y học cổ truyền: Can khí uất kết (44,1%); Tâm tỳ lưỡng hư (23,1%); Tâm thận âm hư (13,8%); Tâm đởm khí hư (12,3%) và Đàm nhiệt nhiễu thần (6,7%). Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở NCT tại địa điểm nghiên cứu là 46,4%. Nghiên cứu đã mô tả được các đặc điểm lâm sàng thường gặp, các đặc điểm về mạch và lưỡi trong nhóm NCT có trầm cảm. Thể lâm sàng thường gặp nhất là can khí uất kết (44,1%), thấp nhất là thể đàm nhiệt nhiễu thần (6,7%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Quốc Bảo. Lý luận cơ bản y học cổ truyền. Nhà xuất bản y học. 2019. 53-114, 243, 364-379.
2. Trần Quốc Bảo. Bệnh học Nội khoa y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng. Nhà xuất bản y học. 2020. 531-542.
3. Trần Như Minh Hằng, Nguyễn Đình Toàn. Giáo trình Module 27 - Tâm thần, Thần kinh. Nhà xuất bản Đại học Huế. 2023. 37 – 47.
4. Phạm Vũ Khánh. Lão khoa y học cổ truyền. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2016. 23 – 36.
5. Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa và cộng sự. Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở NCT tại một số xã, phường tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y – Dược Huế. 2021; 2(11): 60 – 69.
6. Thong Nguyen Van, Kien Trung Nguyen, Phuong Minh Nguyen et al. Vietnamese Version of the Geriatric Depression Scale (30 Items): Translation, Cross-Cultural Adaptation, and Validation. Geriatrics 2021,6,116. https://doi.org/10.3390/geriatrics6040116
7. Chuan Zou, Shanping Chen, Jing Shen et al. Prevalence and associated factors of depressive symptoms among elderly inpatients of a Chinese tertiary hospital. Clin Interv Aging 2018; 13: 1755 – 1762. https://doi.org/10.2147/CIA.S170346.
8. 中国中西医结合学会神经科专业委员会. 抑郁症中西医结合诊疗专家共识. 中国中西医结合杂志. 2020; 40(2): 141 – 148.
9. 王 燕, 陈 宏, 石秀梅 等. 老年抑郁症肝郁 气滞型症状相关因素的研究. 天津中医药大学学报. 2013; 32(2): 76 – 79.