KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỘT SỐNG BẰNG VÍT NỞ CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC – THẮT LƯNG CÓ LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,, Vũ Văn Cường1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định cột sống ngực – thắt lưng bằng vít nở cho bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng có loãng xương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc và tiến cứu trên 31 bệnh nhân có chấn thương cột sống ngực - thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật cố định cột sống bằng vít nở tại Bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 01/2021 đến 06/2022. Kết quả: Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam = 1,8/1 , độ tuổi trung bình là  65,6 ± 7,2 tuổi. Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống ngực – thắt lưng (100%), tổn thương thần kinh chủ yếu ở mức độ trung bình và nhẹ, điểm VAS trung bình trước mổ là 7,1 ± 1,8, chỉ số ODI trước mổ là 70,8 ± 10,2%. Điểm T-score trung bình là -3,2 ± 0,7. Trung bình góc xẹp thân đốt sống là 27,2°± 4,2°, góc gù vùng trước mổ là 28,5° ± 5,5°. Thời gian phẫu thuật trung bình là  69,7 ± 10,8 phút, lượng máu mất trung bình là 300,5 ± 50,1ml, thời gian nằm viện trung bình là  6,5 ± 2,8 ngày. Trong mổ có rách màng cứng chiếm 3,2%. Biến chứng sau mổ có 3,2% bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ. Chỉ số VAS và ODI 1 tháng và 6 tháng đều giảm đáng kể sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả chỉnh hình cột sống: góc gù thân đốt sống và góc gù vùng đều giảm đáng kể so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chất lượng cuộc sống sau mổ 6 tháng cải thiện tốt và rất tốt tính theo thang điểm Macnab đạt 90,4%. Tỉ lệ lỏng vít sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1,6%, gãy vít chiếm 0,8% không có trường hợp nào nhổ vít, gãy rod sau phẫu thuật. Kết luận: Kết quả phẫu thuật cố định cột sống bằng vít nở ở bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng có loãng xương tương đối tốt, đạt kết quả cải thiện lâm sàng và chỉnh hình cột sống đáng kể. Tỉ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. Hoppe, M.J.B.Keel, et al. Pedicle screw augmentation in osteoporotic spine: indications, limitations and technical aspects. Eur J Trauma Emerg Surg (2017) 43:3-8.
2. Đỗ Mạnh Hùng (2018), “Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng bơm cement có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương”. Luận văn tiến sĩ y học
3. Vaidya Govindarajan, et al. “Osteoporosis treatment in patients undergoing spinal fusion: a systematic review and meta-analysis”. Neurosurg Focus Volume 50. June 2021
4. Wu Z.-X., Gong F.-T., Liu L., Ma Z.-S., Zhang Y., Zhao X., Yang M., Lei W., Sang H.-X. A comparative study on screw loosening in osteoporotic lumbar spine fusion between expandable and conventional pedicle screws. Arch. Orthop. Trauma Surg. 2012;132:471–476. doi: 10.1007/s00402-011-1439-6
5. Koller H., Zenner J., Hitzl W., Resch H., Stephan D., Augat P., Penzkofer R., Korn G., Kendell A., Meier O., et al. The impact of a distal expansion mechanism added to a standard pedicle screw on pullout resistance. A biomechanical study. Spine J. 2013;13:532–541. doi: 10.1016/j.spinee.2013.01.038.
6. Vishnubhotla S., McGarry W.B., Mahar A.T., Gelb D.E. A titanium expandable pedicle screw improves initial pullout strength as compared with standard pedicle screws. Spine J. 2011;11:777–781. doi: 10.1016/j.spinee.2011.06.006.
7. Jong Hun Seo, Chang Il Ju, Seok Won Kim, Jong Kyu Kim, Ho Shin. “Clinical efficacy of bone cement augmented screw fixation for the severe osteoporotic spine”. Korean Journal of Spine 2012;9(2):79-84
8. Vikas Tandon, Kalyan Kumar Varma Kalidindi, et al. “A prospective study on the feasibility, safety, and efficacy of a modified technique to augment the strength of pedicle screw in osteoporotic spine fixation”. Asian Spine Journal 2020;14(3):357-363.