VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TẠNG ĐẶC TRONG Ổ BỤNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 01/2021 ĐẾN HẾT THÁNG 12/2023

Trần Phan Ninh1,, Nguyễn Văn Sang2,3, Nguyễn Thị Tuyết Nga4
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương
2 Bệnh viện E
3 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
4 Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương và đánh giá vai trò của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán và định hướng điều trị chấn thương tạng đặc ở trẻ em. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 67 trẻ được chẩn đoán chấn thương tạng đặc bằng chụp CLVT. Bệnh nhân ≤ 16 tuổi. Kết quả nghiên cứu: 67 trẻ  ≤ 16 tuổi được chẩn đoán chấn thương tạng đặc với độ tuổi trung bình là 6,93±3,80. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là < 6 tuổi (41,8%). Tỉ lệ chấn thương tạng đặc gặp ở nam cao hơn nữ (nam/nữ là 1,9/1). Nhóm nguyên nhân hay gặp là tai nạn giao thông. Triệu chứng lâm sàng đau khu trú vùng bụng chấn thương là triệu chứng phổ biến (44,7%). Dấu hiệu vết xây sát da, sưng nề, bầm tím trên thành bụng là dấu hiệu chỉ điểm và gợi ý tạng chấn thương (37,3%). Các xét nghiệm cận lâm sàng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng thường gặp trong chấn thương tạng đặc còn hồng cầu, hematocrit và huyết sắc tố giảm thường gặp trong các trường hợp chấn thương nặng và là yếu tố định hướng lựa chọn phương pháp điều trị. Tạng hay bị tổn thương nhất là gan(44,8%), đứng thứ 2 là lách(23,8%), đứng thứ 3 là thận (19,4%) và cuối cùng là tụy(12%). Tổn thương tạng thường đơn độc chiếm tỉ lệ cao (86,6%). Hình ảnh tổn thương gan lách thận trên CLVT chủ yếu là đụng dập nhu mô với tỉ lệ 84,7%. Hình ảnh tổn thương tụy trên CLVT là đường vỡ có tỉ lệ cao 87,5%. Chấn thương độ III trong chấn thương tạng đặc ở trẻ em là loại chấn thương phổ biến nhất với tỉ lệ 47,8%. Điều trị chấn thương tạng đặc ở trẻ em chủ yếu là điều trị bảo tồn không phẫu thuật với tỉ lệ 91% và điều trị phẫu thuật là 9%.Trong số các ca được chỉ định phẫu thuật thì bệnh nhân phẫu thuật cắt lách là nhiều nhất với 3 bệnh nhân chiếm 50% các ca phẫu thuật chấn thương tạng đặc và chiếm 18,75% tổng số ca chấn thương lách. Kết luận: Chấn thương tạng đặc ở trẻ em là loại chấn thương hay gặp, nhóm nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương là do tai nạn giao thông. Chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang là một phương pháp hình ảnh quan trọng để phát hiện tổn thương các tạng, phân độ chấn thương và định hướng phương pháp điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organ injury scaling 2018 update: Spleen, liver, and kidney - Rosemary A. Kozar và cộng sự
2. Evaluation of intra-abdominal solid organ injuries in children - Ayse Basaran, Seda Ozkan
3. Multislice computed tomography in blunt abdominal trauma - Walter Mauritz and Patrick Weninger
4. Blunt splenic injury: Use of a Multidetector CT–based Splenic Injury Grading System and Clinical Parameters for Triage of Patients at Admission - Nitima Saksobhavivat và cộng sự
5. Blunt Abdominal Trauma: Emergency Contrast-Enhanced Sonography for Detection of Solid Organ Injuries - Massimo Valentino và cộng sự
6. Pediatric Blunt Abdominal Trauma - Stephen Wegner và cộng sự
7. Imaging Children with Abdominal Trauma - Carlos J. Sivit
8. Blunt Abdominal Trauma Patients: Can Organ Injury Be Excluded without Performing Computed Tomography? - Pierre A. Poletti và cộng sự
9. Chấn thương bụng ở trẻ em – Sách ngoại nhi lâm sàng- trang 96- 109- Trương Nguyễn Uy Linh, Hồ Trần Bản và Lê Hoàng Tùng.