ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG PHỔI BỆNH NHÂN TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI THÁI NGUYÊN

Phạm Đắc Trung1,, Hoàng Hà1, Nguyễn Quý Thái1
1 Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân TKMP tự phát và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đối tượng: Bệnh nhân TKMP tự phát tại bệnh viện Phổi Thái Nguyên từ 6/2022 – 6/2023. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Toàn bộ, thu được 68 bệnh nhân. Chia BN thành hai nhóm TKMP tự phát nguyên phát, TKMP tự phát thứ phát. Chia kết quả điều trị là kết quả tốt và kết quả không tốt Xử lý số liệu bằng toán thống kê y học. Kết quả và bàn luận: Bệnh nhân 18-60 tuổi (64,71%), nam (80,88%), gầy yếu (16,18%), thừa cân (11,76%), tiền sử hút thuốc (79,41%), TKMP-TDMP (8,82%). X-quang TKMP khu trú (4,41%), TKMP trái (51,47%), phải (41,18%), cả hai phổi (7,35%). TKMP nhẹ (30,88%), nặng (11,76%). TKMP TPNP 43/68 (63,24%). Điều trị thành công (98,53%), có kết quả điều trị tốt (66,18%), tái phát 3/68 BN. Các yếu tố liên quan làm tăng khả năng có kết quả điều trị không tốt trên bệnh nhân TKMP tự phát: Tuổi>60 (OR=5,444), TKMP mức độ nặng (OR=7,588), TKMP+TPTP (OR=6,563). Hút thuốc và tiền sử TKMP-TDMP không làm tăng khả năng có kết quả điều trị không tốt. Kết luận: TKMP TPNP thường gặp trên nhóm bệnh nhân nam giới trong độ tuổi lao động và có tiền sử hút thuốc lá.. Tuổi >60, mức độ TKMP nặng, chẩn đoán muộn và TKMP TPTP là các yếu tố liên quan giúp tiên lượng khả năng có kết quả điều trị không tốt ở bệnh nhân TKMP tự phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn, Viết Tiến, (2019), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp. Ban hành kèm theo Quyết định số 4235/QĐ-BYT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế."
2. Lê Quốc Việt, Nguyễn Công Minh, (2021), Đánh giá hiệu quả điều trị TKMP TPNP bằng DLMP và NSLN, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 4, 201. (không viết tắt)
3. Lê Hoàn, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Đông Dương, (2024), “đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn khí màng phổi tại bệnh viện đại học y hà nội”. tạp chí y học việt nam 533 (1b).
4. Mohamed, E. E., & Alaa El Din, A. (2013), Thoracoscopic pleurodesis using iodopovidone versus pleural abrasions in management of recurrent pneumothorax. Egyptian Journal of Chest Diseases and Tuberculosis, 62(1), Tr. 105-109.
5. Nguyễn, Đức Thái, and Bình Giang Trần, (2021) "Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát tại bệnh viện hữu nghị việt đức." Tạp chí Y học Việt Nam 504.1.
6. Trần Quốc Kiệt, Phan Thanh Dũng, Khoa Lao, Bệnh viện An Giang, (2016), Nhận xét kết quả gây dính màng phổi qua ống dẫn lưu trong điều trị TKMP tái phát tại khoa lao Bệnh viện An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang – Số tháng 10/2016 Tr. 48.