THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH LỚP 5 TẠI HÀ NỘI

Hà Ngọc Chiều1,, Lê Thị Thuỳ Linh1
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và mối liên quan giữa hành vi chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh sâu răng ở học sinh lớp 5. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 502 học sinh lớp 5 (12 tuổi), đang học tại trường Trường Tiểu học Kim Liên - Đống Đa và Trường Tiểu học Lý Thái Tổ - Trung Hoà – Cầu Giấy - Hà Nội. Kết quả: Có 79,5% số học sinh chải răng 2 lần một ngày, 9,5% số học sinh chải răng ngay sau khi ăn. Thời điểm chải răng chủ yếu là sáng và tối (80,7%), thời gian chải chủ yếu là khoảng 2 (40,6%) và từ 2-3 phút (46,0%). Những trẻ chải răng vào buổi tối hoặc cả sáng và tối có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 3,43 và 2,69 lần so với những trẻ chải răng ngay sau khi ăn. Những trẻ chải răng từ 2-3 phút có nguy cơ mắc sâu răng giảm 0,64 lần những trẻ chỉ chải răng trong 2 phút. Kết luận: Hành vi chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ chưa tốt. Thời điểm và thời gian chải răng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peterson P.E. Continuous improvement of oral health in the 21st century – the approach of the WHO Global Oral Health Programme. The World Oral Health Report. 2003;1-45.
2. Trần Tấn Tài. Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường Tiểu học ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế, 2016.
3. Trần Thị Kim Thúy, Trịnh Đình Hải, Lê Thị Thu Hà. Thực trạng sâu răng vĩnh viễn giai đoạn sớm và một số thói quen vệ sinh răng miệng ở học sinh 7-8 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, 2019;474(2):103-107.
4. Ngô Văn Toàn, Vũ Mạnh Tuấn. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 2021:47-60.
5. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Hồng Minh, Trần Cao Bính. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019; 24-25.
6. Nguyễn Ngọc Nghĩa. Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 2009;72-73.
7. American Academy of Pediatric Dentistry. Guideline on periodicity of examination, preventive dental services, anticipatory guidance/ counseling, and oral treatment for infants, children, and adolescents. Pediatr Dent., 2013;37: 123-130.
8. Shaghaghian S, Zeraatkar M. Factors Affecting Oral Hygiene and Tooth Brushing in Preschool Children, Shiraz/Iran. J Dent Biomater. 2017;4(2): 394-402.
9. Al-Mutawa S, Shyama M, Al-Duwairi Y, et al. Oral hygiene status of Kuwaiti schoolchildren. East Mediterr Health J., 2011;17, 387-391.