KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI KỸ THUẬT 1 BÓ VÀ 2 BÓ TẠI BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN

Phạm Ngọc Trưởng1,, Hoàng Văn Hậu1
1 Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT kỹ thuật một bó và hai bó tại bệnh viện 198 BCA và bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật tái tạo DCCT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không ngẫu nhiên, có nhóm chứng, tiến cứu trên 85 bệnh nhân tổn thương DCCT được phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT chia làm 2 nhóm: Nhóm tái tạo  DCCT 1 bó và  nhóm tái tạo DCCT 2 bó dựa trên tiêu chuẩn kích thước mảnh ghép gân cơ bán gân và gân cơ thon tự thân tại bệnh viện 198 BCA. Kết quả: 42 bệnh nhân đủ điều kiện về kích thước gân được tái tạo DCCT kỹ thuật 2 bó, 43 bệnh nhân chỉ đủ điều kiện về kích thước gân cho tái tạo DCCT kỹ thuật 1 bó. Không có sự khác biệt về các đặc điểm chung giữa 2 nhóm về tuổi, giới, mức độ hoạt động TDTT, đặc điểm tổn thương trước mổ. Thời gian theo dõi tối thiểu là 02 năm. Kết quả đánh giá theo thang điểm Lyshlom là không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Kết quả đánh giá phục hồi mức độ hoạt động thể dục thể thao ở nhóm 2 bó là tốt hơn nhóm 1 bó. Trong nhóm bệnh nhân tái tạo DCCT 1 bó, nhận thấy tỷ lệ đứt lại DCCT cao hơn ở nhóm có đường kính mảnh ghép ≤7mm. Kết luận: Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT kỹ thuật một bó và hai bó tại bệnh viện 198 BCA, thời gian theo dõi tối thiểu 2 năm, nhóm phẫu thuật tái tạo 2 bó DCCT cho kết quả phục hồi độ vững của khớp gối và kết quả đánh giá phục hồi mức độ hoạt động thể dục thể thao tốt hơn nhóm một bó, tỷ lệ đứt lại DCCT cao hơn ở nhóm tái tạo 1 bó sử dụng mảnh ghép có đường kính ≤7mm. Tuy nhiên, nghiên cứu cần thời gian theo dõi lâu hơn và cần có phương tiện đánh giá độ vững xoay của khớp gối để cho những kết luận chính xác hơn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Xuân Thùy (2014). Phẫu thuật nội soi khớp gối, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 111-116.
2. K. Yasuda, C. F. van Eck, Y. Hoshino et al (2011). Anatomic single- and double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction, part 1: Basic science. Am J Sports Med, 39(8), 1789-99.
3. Freddie H Fu, Carola F van Eck, Scott Tashman et al (2015). Anatomic anterior cruciate ligament reconstruction: a changing paradigm. Knee Surgery, Sports Traumatology, Arthroscopy, 23(3), 640-648.
4. E. Svantesson, D. Sundemo, E. Hamrin Senorski et al (2017). Double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction is superior to single-bundle reconstruction in terms of revision frequency: a study of 22,460 patients from the Swedish National Knee Ligament Register. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 25(12), 3884-3891.
5. Evan J Conte, Adam E Hyatt, Charles J Gatt et al (2014). Hamstring autograft size can be predicted and is a potential risk factor for anterior cruciate ligament reconstruction failure. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery, 30(7), 882-890.
6. F. A. H. El-Sherief, W. A. Aldahshan, Y. E. Wahd et al (2018). Double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction is better than single-bundle reconstruction in terms of objective assessment but not in terms of subjective score. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 26(8), 2395-2400.
7. M. Komzak, R. Hart, M. Feranec et al (2018). In vivo knee rotational stability 2 years after double-bundle and anatomic single-bundle ACL reconstruction. Eur J Trauma Emerg Surg, 44(1), 105-111.
8. R. A. Magnussen, J. T. Lawrence, R. L. West et al (2012). Graft size and patient age are predictors of early revision after anterior cruciate ligament reconstruction with hamstring autograft. Arthroscopy, 28(4), 526-31.