KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CẲNG CHÂN BẰNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT VỚI KỸ THUẬT ÍT XÂM LẤN

Huỳnh Thành Phương Nhân1, Trần Anh Dũng2, Nguyễn Lê Hoan3, Nguyễn Thành Tấn3,
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
2 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy kín đầu dưới hai xương cẳng chân là kiểu gãy thường gặp với nhiều phương pháp điều trị. Hiện nay, việc điều trị loại gãy này đặt ra nhiều vấn đề về các biến chứng và khả năng lành xương theo phương pháp mổ mở. Kết hợp xương bằng nẹp vít can thiệp tối thiểu cho thấy nhiều kết quả khả quan, hiệu quả lành xương cao và giảm thiểu được các biến chứng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương cẳng chân bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít với kỹ thuật ít xâm lấn và các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân gãy kín đầu dưới xương cẳng chân được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít với kỹ thuật ít xâm lấn được đưa vào nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm bệnh nhân, lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị gồm kết quả nắn chỉnh, sự liền xương theo JL Haas và JY De la Cafinière, sự phục hồi chức năng bằng thang điểm AOFAS và sự hài lòng của bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình là  52,73 ± 15,3 tuổi. Kiểu gãy theo AO/OTA chủ yếu là 43A1. 100% bệnh nhân đều liền xương với thời gian liền xương trung bình là 12,51 tuần. Điểm AOFAS trung bình đạt 95,44 ± 4,136 tại thời điểm 6 tháng sau mổ của 27 bệnh nhân với kết quả phục hồi chức năng rất tốt đạt 92,59% và tốt đạt 7,41%. Sự hài lòng về liền xương và phục hồi chức năng đạt 94,59%. Kết luận: kết hợp xương bằng nẹp vít ít xâm lấn cho gãy đầu dưới xương cẳng chân mang lại kết quả điều trị tốt với tỉ lệ liền xương cao và bệnh nhân sớm trở lại với hoạt động thường ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Nguyễn Anh Duy (2020), “Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu xa xương cẳng chân bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít, can thiệp tối thiểu dưới màn tăng sáng”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ 2020 số 31.
2. Nguyễn Ngọc Hiếu (2016), Đánh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹp vít gãy đầu dưới hai xương cẳng chân do chấn thương bằng kỹ thuật MIPO tại Bệnh viện Quân y 7A, Hội nghị khoa học Bệnh viện Quân y 120 mở rộng lần thứ I năm 2017.
3. Nguyễn Bá Ngọc (2023), “Kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương chày bằng kết hợp xương nẹp khóa tại Bệnh viện Quân Y 103”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 532, tr 6-11.
4. Ahmed A. Khalifa, et al. (2019), "Conventional Open Reduction and Internal Fixation (ORIF) Compared to Minimally Invasive Plate Osteosynthesis (MIPO) for Treatment of Extra-Articular Distal Tibia Fractures - A Prospective Randomized Trial", Orthopedics and Rheumatology Open Access Journal, 13(4).
5. Egol K.A (2015), "Ankle fractures", Rockwood and Green's Fractures in Adults, 8th Edition.
6. Reto Babst (2017), "Minimally invasive osteosynthesis", AO Principles of Fracture Management, AO Foundation, pp. 149-172.
7. Sharma N. and Gulati A. (2022), “Functional outcome of distal tibia fracture fixation with locking compression plate (LCP) using MIPO technique in a tertiary care hospital in eastern India”, International Journal of Orthopaedics, 8(1), 310-313.
8. Shukla R. (2023), “Factors affecting functional outcome of distal tibia fractures treated by plating using minimal invasive percutaneous plate osteosynthesis technique”, Int. j. of adv. res. 11 (apr), pp.1649-1658.