ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở BỆNH NHI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 16 TUỔI

Trần Văn Sơn1,, Cao Thị Vui1, Trần Quang Khải1, Lê Văn Khoa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: nhiễm trùng tiểu (NTT) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán và điều trị kịp thời NTT ở trẻ em và các yếu tố liên quan đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu các biến chứng và dự phòng tái phát trong tương lai. Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị NTT ở trẻ từ 2 tháng đến 16 tuổi và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên bệnh nhi NTT đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả: tổng cộng có 52 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ khoảng 1/2, tuổi trung bình là 5,6 ± 4,2. NTT trên chỉ chiếm 28,8%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất lần lượt là tiểu rắt (63,5%), thay đổi tính chất nước tiểu (48,1%), sốt (34,6%), tiểu buốt (32,7%), tiểu đêm (25,0%). Số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, trung bình là 14,2 ± 5,8; trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế (65,9 ± 17,2%). Xét nghiệm nước tiểu ghi nhận hồng cầu và bạch cầu niệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 63,5% và 48,5%, tuy nhiên tỷ lệ nitrit dương tính thấp chỉ 7,7%. 31 trường hợp có kết quả nhuộm gram, tỷ lệ gram âm là 74,2%. Kết quả cấy nước tiểu cho thấy 44,2% trường hợp phân lập được vi khuẩn, trong đó tác nhân kháng thuốc chiếm 30,4%. Tỷ lệ điều trị thành công là 84,6%. Trong phân tích đơn biến, NTT trên (OR = 31,5; KTC95%: 3,4-293,2; p < 0,001) và nhiễm tác nhân kháng thuốc (OR = 20,0; KTC95%: 1,6-248,0; p = 0,017) có liên quan đến tỷ lệ điều trị thất bại cao hơn. Kết luận: nhiễm trùng tiểu ở trẻ em đa phần có sốt và triệu chứng rối loạn tiểu tiện, số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, ưu thế đa nhân trung tính, đồng thời, tỷ lệ xuất hiện hồng cầu và bạch cầu niệu cao nhưng nitrite nước tiểu dương tính ít gặp. Hầu hết điều trị thành công, tuy nhiên trẻ mắc NTT trên và nhiễm tác nhân đề kháng kháng sinh có liên quan đến nguy cơ thất bại điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Hà Nội. 2015.
2. Tô Văn Hải. Nghiên cứu về triệu chứng và các yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em từ 1 đến 60 tháng tuổi. Nhi khoa - Hội Nhi khoa. 2003; 11(1):64-69.
3. Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Ngọc Sáng, Hồ Hữu Thọ. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và xét nghiệm của 71 trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu do E. Coli tại Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 509(chuyên đề 2021):124-129.
4. Lê Quang Phương, Phạm Văn Đếm, Nguyễn Thị Quỳnh Hương. Thực trạng nhiễm khuẩn đường tiểu trên trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có sốt tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược. 2016; 32(2):117-123.
5. Bradley J.S., Roilides E., Broadhurst H., et al. Safety and efficacy of ceftazidime-avibactam in the treatment of children ≥3 months to <18 years with complicated urinary tract infection: results from a phase 2 randomized, controlled trial. Pediatr Infect Dis J. 2019; 38(9):920-928.
6. Gok F., Duzova A., Baskin E., et al. Comparative study of cefixime alone versus intramuscular ceftizoxime followed by cefixime in the treatment of urinary tract infections in children. J Chemother. 2001; 13(3):277-80
7. Hamid F., Islam M. R., Paul N., Nusrat N., Parveen R. Urinary tract infection in children: a review. Delta Med Col J. 2013; 1(2):51-57.
8. Khan A., Jhaveri R., Seed P.C., Arshad M. Update on associated risk factors, diagnosis, and management of recurrent urinary tract infections in children. J Pediatric Infect Dis Soc. 2019; 8(2):152-159.
9. Leung A.K.C., Wong A.H.C., Leung A.A.M., Hon K.L. Urinary tract infection in children. Recent Pat Inflamm Allergy Drug Discov. 2019; 13(1):2-18.
10. Simões E Silva A.C., Oliveira E.A., Mak R.H. Urinary tract infection in pediatrics: an overview. J Pediatr (Rio J). 2020; 96 Suppl 1(Suppl 1):65-79.