ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN RÒ HẬU MÔN TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rò hậu môn là bệnh thường gặp vùng hậu môn - trực tràng, đứng thứ hai sau bệnh trĩ với gần 24,5% các bệnh lý vùng này. Việc hiểu rõ về bệnh lý này với các các nội dung như đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh lý này. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân rò hậu môn tái phát tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả trên 80 bệnh nhân đã được phẫu thuật ít nhất 1 lần, vẫn chưa khỏi (cả những bệnh nhân mổ các lần trước ở tuyến dưới, cả những bệnh nhân rạch áp xe) mà được chẩn đoán xác định áp xe, rò hậu môn. Kết quả: Tuổi trung bình: 42,9 ± 14,86 (17 - 79), 31 - 50 tuổi chiếm 51,3%. Tỷ lệ nam/nữ ≈ 6,3/1. Lý do vào viện chảy dịch mủ hậu môn chiếm đa số với 66,3%. Có 75% bệnh nhân có 1 lỗ ngoài, 66,7% lỗ ngoài nằm ở nửa sau, khoảng cách từ lỗ ngoài đến rìa hậu môn từ 2 đến 4 cm chiếm 76.4%. Có 86,1% tìm thấy lỗ trong, 77,8% có 1 lỗ trong, 76,8% phù hợp định luật Goodsall. Có 15% (12 bệnh nhân) được chụp MRI đường rò với kết quả tất cả 12 bệnh nhân đều được mô tả lỗ trong và vị trí đường rò trên kết quả chụp MRI. Về siêu âm, bệnh nhân có tổn thương phối hợp (áp xe + đường rò) chiếm 45%. Phân loại rò có 72,4% rò xiên cơ thắt, 21,3% áp xe đơn thuần, 6,3% rò phức tạp. Kết luận: Cần nhận định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lý rò hậu môn và phân loại rò chính xác có hướng xử lý đúng đắn nhằm giúp để bệnh nhân phải mổ đi mổ lại nhiều lần mà không chuyển bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rò hậu môn, tái phát, lâm sàng, cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Đình Công (2007), “Kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn”, Y học thực hành, 11, tr. 173-175.
3. Tăng Huy Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại rò hậu môn tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Manothay Toulabouth, Nguyễn Đoàn Văn Phú (2019), “Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tái phát”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019, tr. 45 - 48.
5. Trịnh Hồng Sơn (2011), “Phẫu thuật điều trị rò hậu môn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình”, Y học thực hành, 7, tr. 43-201.
6. Nguyễn Xuân Hùng (2008), “Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn 2003 – 2006”, Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 45 - 52.
7. Võ Tấn Đức (2003), “Giá trị của siêu âm lòng hậu môn trong bệnh rò hậu môn”, Hội nghị chuyên đề bệnh hậu môn - đại trực tràng, tr. 98 - 107.
8. Lê Thị Diễm (2010), “Bước đầu khảo sát giá trị hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn. Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ Bản Số 1.
9. Buchanan GN, Halligan S, et al (2004), Clinical examination, endosonograpphy, and MR imaging in preoperative assessment of fistula in ano, Radiology 233 (3), 674 - 681.