HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA MASK THANH QUẢN TRONG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ CẤP CỨU NGOÀI BỆNH VIỆN

Nguyễn Toàn Thắng1,2,, Phạm Công Khẩn3, Trần Thị Kiệm1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đặt ống nội khí quản cần thời gian, kỹ năng trong khi úp mask bóp bóng chỉ là tạm thời và ít tin cậy. Đối với cấp cứu đường thở mask thanh quản (MTQ) có thể là một thay thế phù hợp. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của MTQ Supreme và Proseal trong kiểm soát đường thở (KSĐT) ngoài bệnh viện. Phương pháp và đối tượng: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên bệnh nhân cần KSĐT tại Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Sau khi được đào tạo 2 ngày về MTQ, nhân viên cấp cứu đặt MTQ và ghi nhận về số lần, thời gian đặt mask, tỉ lệ thành công, mức độ khó và hiệu quả thông khí. Kết quả: Đặt MTQ thành công ở cả 32 bệnh nhân (23 Supreme, 9 Proseal, trong đó 87,5% ở lần đầu, 12,5% ở lần hai). Thời gian đặt trung bình là 19,7 ± 8,9 giây. Bão hòa ôxy, biểu hiện tím tái và điểm Glasgow cải thiện đáng kể sau đặt mask thanh quản và thông khí. Không gặp bệnh nhân chảy máu miệng họng và trào ngược. Theo nhân viên cấp cứu tỉ lệ đặt dễ là 83,3% và trung bình là 16,7%. Kết luận: Trong cấp cứu ngoài viện sử dụng MTQ Supreme và Proseal đạt được KSĐT nhanh với tỉ lệ thành công cao và thông khí hiệu quả, an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Genzwuerker, H.V., Prehospital airway management: the patient needs oxygen! Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine, 2008. 16 (1): p. 1-2.
2. Doucet, J.J., R. Coimbra, and D.B. Hoyt, Prehospital airway management: Intubation, devices, and controversies, in Current Therapy of Trauma and Surgical Critical Care (Third Edition), J.A. Asensio and J.W. Meredith, Editors. 2024, Elsevier: Philadelphia. p. 32-38.e2.
3. Hasegawa, K., et al., Association of prehospital advanced airway management with neurologic outcome and survival in patients with out-of-hospital cardiac arrest. JAMA, 2013. 309 (3): p. 257-66.
4. Henlin, T., et al., Oxygenation, Ventilation, and Airway Management in Out-of-Hospital Cardiac Arrest: A Review. BioMed Research International, 2014. 2014: p. 11.
5. Wang, H.E. and D.M. Yealy, Out-of-Hospital Endotracheal Intubation: Where Are We? Annals of Emergency Medicine, 2006. 47 (6): p. 532-541.
6. Lighthall, G., T.K. Harrison, and L.F. Chu, Laryngeal Mask Airway in Medical Emergencies. New England Journal of Medicine, 2013. 369 (20): p. e26.
7. Cook, T. and B. Howes, Supraglottic airway devices: recent advances. Continuing Education in Anaesthesia, Critical Care & Pain, 2011. 11(2): p. 56-61.
8. Barata, I., The Laryngeal Mask Airway: Prehospital and Emergency Department Use. Emergency Medicine Clinics, 2008. 26 (4): p. 1069-1083.
9. Cook, T.M., G. Lee, and J.P. Nolan, The ProSeal laryngeal mask airway: a review of the literature. Can J Anaesth, 2005. 52 (7): p. 739-60.
10. Wong, D.T., J.J. Yang, and N. Jagannathan, Brief review: The LMA Supreme supraglottic airway. Can J Anaesth, 2012. 59 (5): p. 483-93.