KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN CỦA CAO DƯỢC LIỆU NÚC NÁC OROXYLUM INDICUM

Nguyễn Ngọc Thu Phương1, Nguyễn Hoài Nam1, Nguyễn Thị Phương2, Hứa Ngọc Minh Tuyền1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư gan là một trong những bệnh lý ác tính đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa với số ca mắc cũng như tử vong cao và là một gánh nặng bệnh tật hàng đầu tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm khảo sát tác động kháng tế bào ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) của cao vỏ thân núc nác ở các mốc thời gian và nồng độ khác nhau. Tế bào HepG2 được duy trì ổn định trong môi trường DMEM chứa 5% FBS và 1% kháng sinh. Tỷ lệ sống của tế bào sau khi tiếp xúc với các nồng độ núc nác được đo lường thông qua thử nghiệm MTT và hình thái tế bào được quan sát bằng phương pháp nhuộm xanh methylene. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tế bào HepG2 giảm dần theo nồng độ, thời gian tiếp xúc và dung môi pha cao núc nác. Giá trị IC50 sau 24, 48 và 72 giờ lần lượt 181,8 μg/mL, 166,6 μg/mL và 159,8 μg/mL trong điều kiện dung môi nước và 179,9 μg/mL, 159,2 μg/mL và 144,7 μg/mL trong điều kiện dung môi chứa 50% DMSO. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng kháng HCC của dược liệu núc nác và góp phần nâng cao vai trò của dược liệu trong điều trị ung thư tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1. 2002:480-484.
2. Trần Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Hồng Hạnh, Phan Thị Giang Thủy, Phạm Đông Phương, Đỗ Thị Hồng Tươi. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và độc tế bào ung thư gan người HepG2 in vitro của các phân đoạn từ rễ, thân xáo tam phân [Paramignya trimera (Oliv.) Burkill]. Tạp chí y dược học Cần Thơ 2023,56(9):1-2.
3. Chassagne F., Haddad M., Amiel A. A metabolomic approach to identify anti-hepatocarcinogenic compounds from plants used traditionally in the treatment of liver diseases. Fitoterapia. 2018,127:226-236.
4. Chiraatthakit B, Dunkunthod B, Suksaweang S, G. E. Antiproliferative, Antiangiogenic, and Antimigrastatic Effects of Oroxylum indicum (L.) Kurz Extract on Breast Cancer Cell. Evid Based Complement Alternat Med. 2023,2023:3-10.
5. Dinda B., SilSarma I., Dinda M., Rudrapaul P. Oroxylum indicum (L.) Kurz, an important Asian traditional medicine: from traditional uses to scientific data for its commercial exploitation. J Ethnopharmacol. 2015,161:255-278.
6. Mishra S. L., Sinhamahapatra P. K., Nayak A., Das R., Sannigrahi S. In vitro Antioxidant Potential of Different Parts of Oroxylum indicum: A Comparative Study. Indian journal of pharmaceutical sciences. 2010,72(2):267-269.
7. Pace E., Jiang Y., Clemens A., Crossman T., Rupasinghe H. P. V. Impact of Thermal Degradation of Cyanidin-3-O-Glucoside of Haskap Berry on Cytotoxicity of Hepatocellular Carcinoma HepG2 and Breast Cancer MDA-MB-231 Cells. Antioxidants. 2018,7(2):24.
8. Vakele Y., Odun-Ayo F., Reddy L. In vitro antioxidant and cytotoxicity activities of selected indigenous South African medicinal plants. African health sciences. 2022,22(1):395-403.