KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH ACID KOJIC CỦA NẤM MỐC ASPERGILLUS ORYZAE VTCC-F045

Nguyễn Khắc Tiệp1, Đàm Thanh Xuân1, Lê Ngọc Khánh1,
1 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Acid kojic là một acid hữu cơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công nghiệp mỹ phẩm nhờ tác dụng làm trắng da do khả năng ức chế hoạt động của enzym tyrosinase. Các nghiên cứu đã cho thấy Aspergillus oryzae là chủng vi sinh vật có khả năng sinh acid kojic với sản lượng cao, có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất nhờ công nghệ lên men. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về lên men tạo acid kojic từ nấm mốc và đánh giá tác dụng làm trắng da của sản phẩm thu được còn hạn chế. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lên men tạo acid kojic từ Aspergillus oryzae VTCC-F045, tách chiết và đánh giá acid kojic thu được từ dịch lên men, khảo sát được các thông số lên men đồng thời đánh giá hoạt tính ức chế enzym tyrosinase của môi trường lên men. Kết quả cho thấy tại quy mô phòng thí nghiệm, lên men Aspergilus oryzae trong môi trường lỏng chứa 10% glucose, 0,3% pepton ở nhiệt độ 30℃, hiếu khí trong 12 ngày, kiểm soát pH ban đầu 5,5; sau 2-3 ngày lên men kiểm soát pH 2,5 cho hiệu suất sinh tổng hợp acid kojic vào khoảng 12,2 g/l. Đồng thời, dịch lên men thu được thể hiện hoạt tính ức chế enzym tyrosinase lên tới 93,73% tại điều kiện thử nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Phương, Trần Cát Đông, Nguyễn Tri Thành (2013), "Nghiên cứu điều chế kojic dipalmitat. Phần 1: Sàng lọc chủng Aspergillus oryzae và nghiên cứu điều kiện lên men thu nhận acid kojic", Tạp chí Dược học, 8, tr. 35-41.
2. Barbesgaard Peder, Heldt-Hansen Hans Peter, et al. (1992), "On the safety of Aspergillus oryzae: a review", Applied Microbiology and Biotechnology, 36(5), pp. 569-572
3. Burdock George A, Soni Madhusudan G, et al. (2001), "Evaluation of health aspects of kojic acid in food", Regulatory toxicology and pharmacology, 33(1), pp. 80-101.
4. Chaudhary Jignesh, Pathak AN, et al. (2014), "Production technology and applications of kojic acid", Annual Research & Review in Biology, 4(21), pp. 3165.
5. Hazzaa MM, Saad AM, et al. (2013), "High Production of Kojic acid crystals by isolated Aspergillus oryzae var. effuses NRC14", J Appl Sci Res, 9(3), pp. 1714-1723.
6. Kwak Moo Young, Rhee Joon Shick (1992), "Cultivation characteristics of immobilized Aspergillus oryzae for kojic acid production", Biotechnology and bioengineering, 39(9), pp. 903-906.
7. Liljegren K, Svendsen A, et al. (1988), "Mycotoxin and exoenzyme production by members of Aspergillus section flavi", JSM Mycotoxins, 1988(1Supplement), pp. 35-36.
8. MASUDA T., YAMASHITA D., et al. (2005), "Screening for Tyrosinase Inhibitors among Extracts of Seashore Plants and Identification of Potent Inhibitors from Garcinia subelliptica", Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry, 69(1), pp. 197-201.
9. Wakisaka Yasushi, Segawa Takayuki, et al. (1998), "Development of a cylindrical apparatus for membrane-surface liquid culture and production of kojic acid using Aspergillus oryzae NRRL484", Journal of fermentation and bioengineering, 85(5), pp. 488-494.