MỨC ĐỘ NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG NĂM 2023

Lưu Thị Nga1, Nguyễn Văn An2,3, Lê Nguyễn Minh Hoa4, Trần Quang Đôn1, Lê Hạ Long Hải5,6,
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
2 Học viện Quân Y
3 Bệnh viện Quân y 10
4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương
5 Bệnh viện Da liễu Trung ương
6 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tình trạng kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa gần đây đã trở thành mối lo ngại đáng kể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang này nhằm mục đích khảo sát tỷ lệ nhiễm và mô hình nhạy cảm với kháng sinh của P. aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2023. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm của P. aeruginosa là 1,3% (65/4853), với đường hô hấp là nguồn phân lập thường xuyên nhất. Vi khuẩn có tỷ lệ nhạy cảm cao nhất với kháng sinh piperacillin-tazobactam (78,5%). 17 (26,2%) chủng P. aeruginosa đa kháng đã được xác định và tất cả chúng đều giảm nhạy cảm với các kháng sinh ceftazidime, cefepime, ciprofoxacin, levofloxacin và imipenem. Kết luận: Nghiên cứu đã nhấn mạnh sự xuất hiện phổ biến, tỷ lệ giảm nhạy cảm cao với các kháng sinh thông thường của Pseudomonas aeruginosa và tầm quan trọng của việc kiểm soát nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh hợp lý để giảm thiểu sự lây lan của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Đoan Trinh và cộng sự (2023). Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. Số 58: tr. 159–166.
2. Nguyễn Thị Huyền và cộng sự (2021). Mức độ kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa phân lập tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2017-2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 523(1): tr. 115–119.
3. A. Samad, T. Ahmed, A. Rahim, A. Khalil, và I. Ali (2017). Antimicrobial susceptibility patterns of clinical isolates of Pseudomonas aeruginosa isolated from patients of respiratory tract infections in a Tertiary Care Hospital, Peshawar. Pakistan Journal of Medical Sciences. 33(3): p.670–674.
4. Centers for Disease Control and Prevention (2019). Antibiotic resistance threats in the United States 2019 (CDC’s 2019). The 2019 AR Threats report is available online at www.cdc.gov/ DrugResistance/Biggest-Threats.html.
5. Dan Reynolds, Marin Kollef (2021). The Epidemiology and Pathogenesis and Treatment of Pseudomonas aeruginosa Infections: An Update. Drugs. 81(18): p. 2117–2131.
6. Florence Depardieu et al (2007). Modes and Modulations of Antibiotic Resistance Gene Expression. American Society for Microbiology. 20(1): p. 79-114.
7. Magiorakos et al (2012). Multidrug- resistant, extensivelydrug-resistant and pandrug- resistant bacteria: an international expert proposal for interim standard definitions for acquired resistance. Clinical microbiology and infection. 18(3): p. 268–281.
8. Tien Viet Dung Vu et al (2021). Antimicrobial susceptibility testing results from 13 hospitals in Viet Nam: VINARES 2016- 2017. Antimicrob Resist Infect Control. 10(78).