NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MỨC ĐỘ LO ÂU, SỰ HÀI LÒNG VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VIÊM DA DO LỆ THUỘC CORTICOID (FCAD) BẰNG SENSIVE SERUM VÀ DUNG DỊCH MEDLO NĂM 2022-2024

KHUẤT Thị Tú Anh1,, Pham Thuý Ngà1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: “Viêm da do lệ thuộc corticosteroid ở mặt (FCAD)” được định nghĩa vào năm 2006, dùng để chỉ các tổn thương viêm mãn tính trên da mặt do sử dụng các chế phẩm có chứa corticosteroid trong thời gian dài. Có triệu chứng lâm sàng đa dạng và là một bệnh lý tương đối khó trị dứt điểm. Medlo và Sensive serum đáp ứng được những yêu cầu điều trị, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu kết hợp điều trị FCAD trước đây. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, mức độ lo âu ở bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticoid (FCAD) đến khám năm 2022 -2024. Đánh giá kết quả điều trị tại chỗ bằng Sensive serum phối hợp Medlo và mức độ hài lòng ở bệnh nhân viêm da do lệ thuộc corticoid (FCAD) năm 2022 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm da lệ thuộc corticosteroid ở mặt tại Viện nghiên cứu da thẩm mỹ FOB. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân là nữ (96,7%), độ tuổi >30% (78,3%) và chủ yếu là nội trợ (35%); Bệnh nhân FCAD có triệu chứng lo âu trước điều trị chiếm 58,3%; được chẩn đoán rối loạn lo âu chiếm 21,7% và sau điều trị tỷ lệ chẩn đoán lo âu là 0% và chỉ có 5% có triệu chứng lo âu. Bệnh nhân đa số mức độ bệnh trung bình chiếm 70%, nặng chiếm 17% và nhẹ chiếm 13%. Có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa số lần bôi Medlo và bôi serum Sensive; Có mối liên quan giữa số lần bôi Medlo và bôi serum Sensive với mức độ đáp ứng điều trị (p< 0,001); Sau 12 tuần điều trị, mức độ hài lòng của bệnh nhân với sự cải thiện triệu chứng đạt 80,5±8,7; Sự hài lòng liên quan đến điều trị 83,2 ± 7,1; Sự hài lòng với đời sống xã hội 87,9 ± 5,6; Sau 24 tuần, mức độ hài lòng về cải thiện triệu chứng là 91,9 ± 4,5; Sự hài lòng liên quan đến điều trị 92,9 ± 3,9 và Sự hài lòng với đời sống xã hội 95,1 ± 3,8; Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Kết luận: Bệnh nhân FCAD hầu hết là nữ, nhóm tuổi >30 tuổi, làm nội trợ; Bệnh FCAD trước điều trị lo âu chiếm 21,7%, sau điều trị còn 0% lo âu. Bệnh nhân FCAD chủ yếu mức độ trung bình. Có mối liên hệ giữa việc đắp Medlo và Sensive serum với mức độ đáp ứng điều trị p <0,001; Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của bệnh nhân sau điều trị 12 tuần và 24 tuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goldman, D. Tacrolimus ointment for the treatment of steroid-induced rosacea: a preliminary report. J Am Acad Dermatol. 2001. 44(6), 995-8, DOI: 10.1067/mjd.2001.114739.
2. Xiao, X., et al. Rebounding triad (severe itching, dryness and burning) after facial corticosteroid discontinuation defines a specific class of corticosteroid-dependent dermatitis. The Journal of dermatology. 2015. 42, DOI: 10.1111 / 1346-8138.12877.
3. Luan, Q., et al. Effects of low-level light therapy on facial corticosteroid addiction dermatitis: a retrospective analysis of 170 Asian patients. Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2014. 80(2), 194, DOI: 10.4103/0378-6323.129436.
4. Li, M., et al. Tacrolimus ointment in the treatment of hormone-dependent dermatitis: A protocol of systematic review. Medicine. 2020. 99(37), DOI: 10.1097/MD.0000000000022159.
5. Li, Y.F., X.Y. Chen, and T.C. Lei. Inhibitory effect of timolol on topical glucocorticoid‑induced skin telangiectasia. Mol Med Rep. 2018. 18(3), 2823-2831, DOI: 10.3892 / mmr.2018.9266.
6. Qian Xiaoying. Efficacy observation of heparin sodium ointment in the treatment of facial glucocorticoid dependent dermatitis. Chinese Journal of Dermatology and Venereology. 2010.
7. Prignano, F. Itch in psoriasis: epidemiology, clinical aspects and treatment options. Clin Cosmet Investig Dermatol. 2009. 9-13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3047933/pdf/ccid-2-009.pdf.
8. Verma. An observational study to evaluate the dermatological manifestations of topical corticosteroid abuse on face. Journal of Medical Science And clinical Research. 2019. DOI: https://dx.doi.org/10.18535/jmscr/v7i5.50.
9. Inakanti1, Y., Topical corticoid: Abuse and imsue. Our Dermatology Online. 2015. 130-134, DOI: 10.7241 / ourd.20152,35.
10. Shrestha, S., S. Joshi, S. Bhandari. Prevalence of Misuse of Topical Corticosteroid among Dermatology Outpatients. JNMA J Nepal Med Assoc, 2020. 58(231). 834-838, DOI: 10.31729/jnma.5271.