ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ Ở BỆNH NHÂN NGỪNG TUẦN HOÀN NGOẠI VIỆN CÓ KHÔI PHỤC TUẦN HOÀN TỰ NHIÊN TẠI HIỆN TRƯỜNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngừng tuần hoàn ngoại viện là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, gây tử vong và tàn phế nặng nề. Khi cấp cứu bệnh nhân có khôi phục tuần hoàn tự nhiên tại hiện trường là yếu tố dự đoán manh mẽ tiên lượng bệnh nhận. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xử trí ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện được cấp cứu có khôi phục tuần hoàn tự nhiên tại hiện trường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 50 bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện được cấp cứu có khôi phục tuần hoàn tự nhiên trước viện tại hiện trường 2021. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu là nam giới chiếm 70% và trong độ tuổi lao động từ 19 – 59 chiếm 52%. Địa điểm thường gặp nhất là tại nhà chiếm 72% và có tới 80% bệnh nhân ngừng tuần hoàn có người chứng kiến. Khoảng 24% bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản bởi người xung quanh. Thời gian đáp ứng của xe cứu thương là 10.64 ± 4.59 phút. Thời gian cấp cứu trung bình để khôi phục tuần hoàn tự nhiên là 26.26 ± 13.6 phút. Quy trình cấp cứu chủ yếu vẫn tập trung ép tim và bóp bóng Ambu. Trong 50 bệnh nhân nghiên cứu không có bệnh nhân nào được sử dụng máy sốc điện tự động. Kết luận: Mức độ nhận thức của người dân còn thấp chỉ có khoảng 24% bệnh nhân được cấp cứu bởi những người xung quanh. Quy trình cấp cứu bởi nhân viên cấp cứu ngoại viện chưa đầy đủ khi chưa triển khai được sốc điện ngoài hiện trường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ngừng tuần hoàn ngoại viện, cấp cứu bởi những người xung quanh, cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản, khôi phục tuần hoàn tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
2. Do S, Luong C, Pham D, et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bulletin of the World Health Organisation. 11/01 2020;doi: 10.2471/BLT.20.269837
3. Hoang BH, Do NS, Vu DH, et al. Outcomes for out-of-hospital cardiac arrest transported to emergency departments in Hanoi, Vietnam: A multi-centre observational study. Emerg Med Australas. Mar 11 2021;doi:10.1111/1742-6723.13750
4. Czapla M, Zielińska M, Kubica-Cielińska A, Diakowska D, Quinn T, Karniej P. Factors associated with return of spontaneous circulation after out-of-hospital cardiac arrest in Poland: a one-year retrospective study. BMC Cardiovasc Disord. Jun 12 2020;20(1):288. doi:10.1186/ s12872-020-01571-5
5. de Graaf C, Beesems SG, Koster RW. Time of on-scene resuscitation in out of-hospital cardiac arrest patients transported without return of spontaneous circulation. Resuscitation. May 2019;138: 235-242. doi:10.1016/j.resuscitation. 2019.03.030
6. Hayashi H, Ujike Y. Out-of hospital cardiac arrest in Okayama city (Japan): outcome report according to the "Utsutein Style". Acta Med Okayama. Apr 2005;59(2):49-54. doi:10.18926/ amo/31965
7. Sirikul W, Piankusol C, Wittayachamnankul B, et al. A retrospective multi-centre cohort study: Pre-hospital survival factors of out-of-hospital cardiac arrest (OHCA) patients in Thailand. Resusc Plus. Mar 2022;9:100196. doi:10.1016/j.resplu.2021.100196
8. Naito H, Yumoto T, Yorifuji T, et al. Improved outcomes for out-of-hospital cardiac arrest patients treated by emergency life-saving technicians compared with basic emergency medical technicians: A JCS-ReSS study report. Resuscitation. Aug 2020;153:251-257. doi:10. 1016/j.resuscitation.2020.05.007