MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG TRŨNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Trần Xuân Thủy1, Vũ Phi Hùng1,, Bùi Hồng Anh1, Bùi Hồng Nam1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát về mối liên quan giữa THA không trũng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thông qua điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ THA không trũng chung là 84,4%. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ độc lập của THA không trũng với OR=0,128, khoảng tin cậy 95%: 0,02 – 1,08, p=0,042. Chỉ uống thuốc buổi sang tăng nguy cơ THA không trũng với OR=3,14, khoảng tin cậy 95%: 1,98 – 7,87, p=0,018. Uống nhiều hơn 1 loại thuốc huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ THA không trũng với OR =4,9, khoảng tin cậy: 1,18 – 20,55, p=0,029. Mối liên quan giữa THA không trũng và phì đại thất trái với OR=5,56, khoảng tin cậy 95%: 1,21 – 25,46, p=0,037. Kết luận: Tỷ lệ THA không trũng chung ở những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ khá cao (84,4%). Có sự liên quan giữa THA không trũng với bệnh nền đái tháo đường, phì đại thất trái và thuốc hạ áp. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, BMI với THA không trũng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Ái Xuân (2011), Khảo sát sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở người cao tuổi bình thường và tăng huyết áp, Luận văn Thạc sỹ, Đại Học Y Hà Nội.
2. Thân Hồng Anh (2016), Đánh giá tình trạng kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi có tăng huyết áp tại Bệnh viện 175, Luận án Chuyên khoa 2, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Thị Bích Liên, Hoàng Khánh (2011), "Biến thiên huyết áp ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp bằng đo huyết áp lưu động 24 giờ tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ", Tạp chí Y dược học, 1, tr. 58.
4. Đỗ Thiện Toàn., Đức Hải N. (2020). Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương cơ quan đích và biến thiên huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân trên 60 tuổi bị tăng huyết áp. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 15(4).
5. Pierdomenico SD, et al (2014), "Morning blood pressure surge, dipping, and risk of ischemic stroke in elderly patients treated for hypertension", Am J Hypertens, 27 (4), pp. 564-70.
6. Mancia G, Fagard R, Narkiewicz K, et al (2013), "2013 ESH/ESC guidelines for the management of arterial hypertension: The Task Force for the management of arterial hypertension of the European Society of Hypertension (ESH) and of the European Society of Cardiology (ESC)", Eur H J, 34 (28), pp. 2159-219.
7. Sierra A., et al (2009), "Prevalence and factors associated with circadian blood pressure patterns in hypertensive patients", Hypertension, 53 (3), pp. 466- 72.
8. Fedecostante M., Francesco S., et al (2015), "Associations Between Body Mass Index, Ambulatory Blood Pressure Findings, and Changes in Cardiac Structure: Relevance of Pulse and Nighttime Pressures", J Clin Hypertens, 17 (2), pp.147-53.
9. Pasqualini R., et al (2004), "The "nondipper" elderly: A clinical entity or a bias?", J Am Geriatr Soc, 52 (6), pp. 967-71.
10. Carlos C., Hermida R C., et al (2004), "Prevalence of non-dipper blood pressure pattern in elderly patients with essential hypertension as a function of circadian time of antihypertensive treatment", Am J Hyperten., 17, pp. 43-4.