MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH VẢY NẾN THỂ THÔNG THƯỜNG

Nguyễn Thị Kim Hương1, Bùi Long2,, Đỗ Thu Trang3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể thông thường. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên một nhóm bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể thông thường. Tình trạng xơ vữa động mạch được đánh giá thông qua chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Dữ liệu nhân khẩu học, lâm sàng và cận lâm sàng được thu thập, phân tích, và so sánh giữa nhóm bệnh nhân có và không có xơ vữa động mạch. Kết quả: Nhóm bệnh nhân có xơ vữa động mạch có tỷ lệ nữ giới cao hơn, tuổi trung bình cao hơn, thời gian mắc bệnh lâu hơn, và tỷ lệ mắc bệnh kèm theo cũng cao hơn so với nhóm không có xơ vữa (p<0,05). Bên cạnh đó, nhóm này cũng có tỷ lệ cholesterol và triglycerid bất thường cao hơn đáng kể. Triệu chứng đau và chấn thương khớp kết hợp cũng phổ biến hơn trong nhóm bệnh nhân có xơ vữa động mạch (p<0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng xơ vữa động mạch và các yếu tố nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, bệnh kèm theo, rối loạn mỡ máu, và triệu chứng khớp ở bệnh nhân vảy nến thể thông thường. Quản lý toàn diện bệnh vảy nến nên bao gồm việc theo dõi và kiểm soát nguy cơ xơ vữa động mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. C. E. Griffiths và J. N. Barker (2007), "Pathogenesis and clinical features of psoriasis", Lancet, 370(9583), tr. 263-271.
2. A. L. Neimann, D. B. Shin, X. Wang và các cộng sự. (2006), "Prevalence of cardiovascular risk factors in patients with psoriasis", J Am Acad Dermatol, 55(5), tr. 829-35.
3. J. B. Lerman, A. A. Joshi, A. Chaturvedi và các cộng sự. (2017), "Coronary Plaque Characterization in Psoriasis Reveals High-Risk Features That Improve After Treatment in a Prospective Observational Study", Circulation, 136(3), tr. 263-276.
4. A. P. Sajja, A. A. Joshi, H. L. Teague và các cộng sự. (2018), "Potential Immunological Links Between Psoriasis and Cardiovascular Disease", Front Immunol, 9, tr. 1234.
5. S. E. Engelen, A. J. B. Robinson, Y. X. Zurke và C. Monaco (2022), "Therapeutic strategies targeting inflammation and immunity in atherosclerosis: how to proceed?", Nat Rev Cardiol, 19(8), tr. 522-542.
6. N. N. Mehta, R. S. Azfar, D. B. Shin và các cộng sự. (2010), "Patients with severe psoriasis are at increased risk of cardiovascular mortality: cohort study using the General Practice Research Database", Eur Heart J, 31(8), tr. 1000-6.
7. J. M. Gelfand, A. L. Neimann, D. B. Shin và các cộng sự. (2006), "Risk of myocardial infarction in patients with psoriasis", Jama, 296(14), tr. 1735-41.
8. Trương Thị Mộng Thường (2012), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011", Tạp chí Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 16(Phụ bản 1), tr. 284-292.
9. Nguyễn Minh Đấu và Huỳnh Văn Bá (2023), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ và viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2023", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (61), tr. 163-168.
10. J. Bu, R. Ding, L. Zhou và các cộng sự. (2022), "Epidemiology of Psoriasis and Comorbid Diseases: A Narrative Review", Front Immunol, 13, tr. 880201.