ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁP ỨNG STEROID TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN BỊ ĐỢT CẤP VIÊM LOÉT ĐẠI TRÀNG MỨC ĐỘ NẶNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đợt cấp viêm loét đại tràng (VLĐT) mức độ nặng là một biến chứng nguy hiểm của VLĐT. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng với steroid tĩnh mạch ở bệnh nhân Việt Nam bị đợt cấp VLĐT mức độ nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca, hồi cứu trên 14 bệnh nhân bị đợt cấp VLĐT mức độ nặng nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Đáp ứng với steroid tĩnh mạch được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn Travis-Oxford. Kết quả: Tuổi trung vị là 41,9 tuổi và 71,4% bệnh nhân là nam giới. Thời gian trung vị từ khi khởi phát triệu chứng đến chẩn đoán là 25,6 ngày. Chỉ có 50% bệnh nhân có tiền căn được chẩn đoán VLĐT. Giá trị trung vị của nồng độ CRP huyết thanh là 63 mg/L. 100% bệnh nhân có điểm Mayo nội soi là 2 hay 3 với 14,2% có loét sâu trên nội soi. 9/14 (64,3%) bệnh nhân đáp ứng với steroid tĩnh mạch và 5/14 (35,7%) bệnh nhân cần điều trị cứu vãn với infliximab hay tofacitinib. 100% bệnh nhân kháng steroid đều đáp ứng với điều trị cứu vãn. Kết luận: Steroid tĩnh mạch vẫn là chọn lựa đầu tay ở bệnh nhân Việt Nam bị đợt cấp VLĐT mức độ nặng. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân không đáp ứng với steroid và cần được sử dụng các điều trị cứu vãn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đợt cấp viêm loét đại tràng mức độ nặng, steroid tĩnh mạch, Việt Nam
Tài liệu tham khảo
2. Raine T, Bonovas S, Burisch J, et al. ECCO guidelines on therapeutics in ulcerative colitis: medical treatment. Journal of Crohn's and Colitis. 2022;16(1):2-17.
3. Rubin DT, Ananthakrishnan AN, Siegel CA, Sauer BG, Long MD. ACG clinical guideline: ulcerative colitis in adults. Official journal of the American College of Gastroenterology| ACG. 2019;114(3):384-413.
4. Ran Z, Wu K, Matsuoka K, et al. Asian Organization for Crohn's and Colitis and Asia Pacific Association of Gastroenterology practice recommendations for medical management and monitoring of inflammatory bowel disease in Asia. J Gastroenterol Hepatol. Mar 2021;36(3):637-645.
5. Hart AL, Ng SC. Review article: the optimal medical management of acute severe ulcerative colitis. Aliment Pharmacol Ther. Sep 2010;32(5):615-27.
6. Steenholdt C, Dige Ovesen P, Brynskov J, Benedict Seidelin J. Tofacitinib for Acute Severe Ulcerative Colitis: A Systematic Review. Journal of Crohn's and Colitis. 2023;17(8):1354-1363.
7. Kim ES, Kim KO, Jang BI, et al. Comparison of 1-Year Colectomy Risk Between the US and Korean Patients with Acute Severe Ulcerative Colitis: A Propensity Score Matching Analysis. Dig Dis Sci. Jul 2022;67(7):2866-2875.
8. Aakash Aggarwal, Ahuja V, Gaurav Singal, Prateek Sharda, Sharma. M. Clinical profile of patients with acute severe ulcerative colitis in north india. Journal of Population Therapeutics and Clinical Pharmacology. 2024;31(3):2215–2220.
9. Turner D, Walsh CM, Steinhart AH, Griffiths AM. Response to corticosteroids in severe ulcerative colitis: a systematic review of the literature and a meta-regression. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 2007;5(1):103-110.
10. Mak WY, Zhao M, Ng SC, Burisch J. The epidemiology of inflammatory bowel disease: East meets west. J Gastroenterol Hepatol. Mar 2020;35(3):380-389. 11. Gibson DJ, Heetun ZS, Redmond CE, et al. An accelerated infliximab induction regimen reduces the need for early colectomy in patients with acute severe ulcerative colitis. Clin Gastroenterol Hepatol. 2015; 13(2):330-335.