KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SỚM TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ - BVĐK TỈNH PHÚ THỌ TỪ 01/2022 - 06/2023

Nguyễn Huy Ngọc1,, Nguyễn Quang Ân2, Nguyễn Thị Minh Thanh3
1 Sở Y tế Phú Thọ
2 Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả PHCN vận động sớm trên BN NMN cấp được can thiệp lấy huyết khối cơ học tại Trung tâm đột quỵ - BVĐK tỉnh Phú Thọ. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu có can thiệp, theo dõi dọc, trên 93 BN NMN cấp được can thiệp nội mạch lấy huyết khối cơ học tại Trung tâm đột quỵ - BVĐK tỉnh Phú Thọ, trong đó có 40 BN được PHCN sớm từ 24-48h, 53 BN được PHCN từ sau 48h kể từ thời điểm sau can thiệp. Thời điểm đánh giá D0 (ngày bắt đầu tập PHCN), D7 (ngày thứ 7), D90 (ngày thứ 90) bằng các thang điểm NIHSS, Barthel, mRS. Thời gian từ 01/2022 – 06/2023. Kết quả: ở nhóm 24-48h, thời gian trung bình bắt đầu PHCN là 28,3 ± 11,7 giờ; số ngày nằm viện trung bình là 14 ngày, ở nhóm sau 48h, thời gian trung bình bắt đầu tập PHCN là 73,8 ± 21,5 giờ; thời gian nằm viện trung bình là 21 ngày. Tại thời điểm D7, tỷ lệ cải thiện điểm NIHSS ở nhóm 24-48h và nhóm sau 48h lần lượt là 82,5% và 82,9%; tỷ lệ cải thiện điểm mRS (mRS 0-2) lần lượt là 55% và 54,7%; tỷ lệ cải thiện điểm Barthel là 65% và 58,4%. Tại thời điểm D90, tỷ lệ cải thiện điểm Barthel ở nhóm 24-48h và nhóm sau 48h lần lượt là 82,5% và 72,2%; điểm mRS cải thiện rõ rệt ở nhóm 24–48h với điểm mRS 0-2 chiếm tỷ lệ 75% so với 60% ở nhóm sau 48h. Không có BN nào gặp biến chứng trong quá trình tập PHCN. Kết luận: PHCN vận động sớm trên BN nhồi máu não cấp được can thiệp lấy huyết khối cơ học giúp cải thiện chức năng cho BN, giảm thương thật thứ cấp đặc biệt với các BN được PHCN sớm trong 24-48h kể từ thời điểm can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Chugh C. Acute Ischemic Stroke: Management Approach. Indian J Crit Care Med. Jun 2019;23(Suppl 2):S140-s146. doi:10.5005/jp-journals-10071-23192
2. Powers WJ. Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: 2019 Update to the 2018 Guidelines for the Early Management of Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2019;50(12):e344-e418. doi:doi:10.1161/STR.0000000000000211
3. Rudd AG. The latest national clinical guideline for stroke. Clin Med (Lond). Apr 2017;17(2):154-155. doi:10.7861/clinmedicine.17-2-154
4. Wang W. Safety and Efficacy of Early Rehabilitation After Stroke Using Mechanical Thrombectomy: A Pilot Randomized Controlled Trial. Front Neurol. 2022;13:698439. doi:10.3389/ fneur.2022.698439
5. Wu WX. Effect of Early and Intensive Rehabilitation after Ischemic Stroke on Functional Recovery of the Lower Limbs: A Pilot, Randomized Trial. J Stroke Cerebrovasc Dis. May 2020;29(5):104649. doi:10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2020.104649
6. Momosaki R. Very Early versus Delayed Rehabilitation for Acute Ischemic Stroke Patients with Intravenous Recombinant Tissue Plasminogen Activator: A Nationwide Retrospective Cohort Study. Cerebrovasc Dis. 2016;42(1-2):41-8. doi:10.1159/000444720
7. Liu N, Cadilhac DA. Randomized controlled trial of early rehabilitation after intracerebral hemorrhage stroke: difference in outcomes within 6 months of stroke. Stroke. Dec 2014;45(12): 3502-7. doi:10.1161/strokeaha.114.005661