NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023 - 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em lứa tuổi mầm non là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Giáo viên mầm non là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với trẻ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo. Việc nhận biết, phát hiện sớm trẻ có rối loạn tâm thần để được tư vấn, theo dõi, can thiệp sớm và hết sức cần thiết và quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ giáo viên mầm non có kiến thức và thái độ đúng về chăm sóc sức khỏe tâm thần và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 288 giáo viên công tác tại 32 trường mầm tại 04 huyện của tỉnh Vĩnh Long bằng bộ câu hỏi soạn sẵn và số liệu được nhập liệu và xử lý từ phần mềm SPSS 27.0. Kết quả: Tỷ lệ giáo viên mầm non có kiến thức tốt đúng là 18,1%, thái độ tốt đạt 39,6%. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ kiến thức đúng gồm: từng đào tạo về sức khỏe tâm thần (p< 0,001) và số lần đào tạo (p < 0,001). Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thái độ đúng gồm: thâm niên công tác (p < 0,05), từng đào tạo về sức khỏe tâm thần (p< 0,001). Kết luận: Kiến thức và thái độ về chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên mầm non tại tỉnh Vĩnh Long còn thấp. Trong thời gian tới, ngành y tế cần phối hợp với ngành giáo dục để tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức, thái độ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên mầm non tại tỉnh Vĩnh Long.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Vasileva M. et al (2021), "Research review: A meta-analysis of the international prevalence and comorbidity of mental disorders in children between 1 and 7 years", J Child Psychol Psychiatry. 62(4), tr. 372-381.
3. Thái Huỳnh Ngọc Trân và cộng sự (2021). Nghiên cứu kiến thức và thái độ của giáo viên mầm non về rối loạn phổ tự kỷ tại Cần Thơ năm 2020. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 501 (2).
4. Kaur N, Behere NS, Kulkarni AS. (2023), A study of beliefs towards mental illness among teachers in Sikar city, Rajasthan. Indian J Psychiatry. 2023 Apr;65(4):424-430.
5. Nguyễn Cao Duy và cộng sự (2020). Quan điểm về giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên mầm non tại Hà Nội năm 2019. Tạp chí nghiên cứu Y học. 126 (2) – 2020.
6. Johnson CL, Gross MA, Jorm AF, Hart LM. Mental Health Literacy for Supporting Children: A Systematic Review of Teacher and Parent/Carer Knowledge and Recognition of Mental Health Problems in Childhood. Clin Child Fam Psychol Rev. 2023 Jun;26(2):569-591.
7. Bella, T., Omigbodun, O., & Atilola, O. (2011). Towards School Mental Health in Nigeria: Baseline Knowledge and Attitudes of Elementary School Teachers. Advances in School Mental Health Promotion, 4(3), 55–62. https://doi.org/ 10.1080/1754730X.2011.9715636.
8. Cavioni, V., Grazzani, I., & Ornaghi, V. (2020). Mental health promotion in schools: A comprehensive theoretical framework. International Journal of Emotional Education, 12(1), 65-82.
9. Cefai C, et. al. (2022), The effectiveness of a school-based, universal mental health programme in six European countries. Front Psychol. 2022 Aug 8;13:925614.
10. Agyapong V, Migone M, Crosson C, Mackey B. (2010), Recognition and management of Asperger's syndrome: perceptions of primary school teachers. Ir J Psychol Med. 2010 Mar;27(1):6-10