TỶ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NỮ NHÂN VIÊN Y TẾ Ở CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Pham Thị Diệu Linh1, Nguyễn Thị Hoa2, Nguyễn Đăng Giáp3, Nguyễn Hữu Trần Hiển3, Phương Minh Hải4, Võ Thị Hồng Ngọc5, Nguyễn Tấn Thành6, Nguyễn Quốc Đạt6, Võ Minh Tuấn6,
1 Đại Học Tây Nguyên
2 Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột
3 Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên
4 Bệnh viện trường đại học Tây Nguyên
5 Trường Y dược - Đại học Đà Nẵng
6 Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc đang thiếu hụt nguồn lực nhân viên y tế ở các bệnh viện (BV) công tại thành phố Buôn Mê Thuột sẽ dẫn tới tăng gánh nặng công việc, áp lực ngày càng cao cho các NVYT còn lại. Đặc biệt với NVYT nữ, với môi trường áp lực như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần trong đó có sức khỏe tình dục. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục và các yếu tố liên quan  ở nữ  nhân viên y tế tại các bệnh viện công ở thành phố Buôn Ma Thuột (TP.BMT) năm 2004. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 384 NVYT nữ đang làm việc tại 3 BV công trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột bằng phương pháp chọn mẫu PPS, tất cả NVYT đồng ý tham gia nghiên cứu (NC) đều được gửi bộ câu hỏi FSFI bằng biểu mẫu trực tuyến (Google forms). Kết quả: Tỷ lệ rối loạn tình dục là: 69% (KTC 95%: 64,1 -73,7) và các yếu tố liên quan đến RLTD chung: Đạo Công Giáo (POR*:  5,9), sự hài lòng khi quan hệ tình dục của chồng (POR*: 0,064), có con nhỏ có cản trở QHTD của vợ chồng (POR*:2,2), công việc bị áp lực/rất áp lực (POR*: 3,55), NVYT tại BV Vùng Tây Nguyên (POR*:3,05). Kết Luận: Tỷ lệ RLTD nữ NVYT tăng lên đáng kể khi làm trong môi trường công việc áp lực, căng thẳng. Đạo công giáo, cho rằng chăm con nhỏ ảnh hưởng đến QHTD và sự hài lòng khi quan hệ tình dục của chồng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nakić Radoš S, Soljačić Vraneš H, Šunjić M. Sexuality during pregnancy: what is important for sexual satisfaction in expectant fathers? J Sex Marital Ther. 2015;41(3):282-93.
2. World Health Organization. National-level monitoring of the achievement of universal access to reproductive health: conceptual and practical considerations and related indicators. Accessed 30 December 2008, https:// www.who.int/publications/i/ item/9789241596831
3. Ngô Thị Yên, Võ Minh Tuấn. Tỉ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ trong tuổi sinh sản tại TP. HCM (2013). Tạp chí Phụ sản. 2014:48-51.
4. Nguyễn Thị Thủy, Cao Hữu Thịnh, Bùi Lâm Thương, Phạm Thanh Hải, Võ Minh Tuấn. Tỷ lệ rối loạn tình dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ sau nhiễm SARS-COV-2 và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;Tập 527, số 1B:122-127.
5. McCool-Myers M, Theurich M, Zuelke A, Knuettel H, Apfelbacher C. Predictors of female sexual dysfunction: a systematic review and qualitative analysis through gender inequality paradigms. BMC Womens Health. Jun 22 2018;18(1):108.
6. Stamatiou K, Margariti M, Nousi E, Mistrioti D, Lacroix R, Saridi M. Female sexual dysfunction (FSD) in women health care workers. Mater Sociomed. Jun 2016;28(3):178-82.
7. Li W, Li S, Lu P, et al. Sexual dysfunction and health condition in Chinese doctor: prevalence and risk factors. Sci Rep. Sep 16 2020;10(1):15180.
8. Yang YQ, Xu Q, Tong WJ, Gao CL, Li HM. Sexual Dysfunction among Chinese Nurses: Prevalence and Predictors. Biomed Environ Sci. Mar 2017;30(3):229-234.