ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN MẮC BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI

Nguyễn Thị Kim Hương1,2, Lê Hữu Doanh2,3,, Đỗ Thu Trang4
1 Bệnh viện Hữu Nghị,
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Da liễu Trung Ương
4 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thông thường khám và điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Hữu Nghị trong khoảng thời gian từ từ 4/2023 đến 01/2024. Tổng cộng có 210 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể bình thường được đưa vào nghiên cứu. Khám lâm sàng và đánh giá tình trạng tổn thương da theo hệ thống điểm số PASI (Psoriasis Area Severity Index). Kết quả nghiên cứu: Thời gian mắc bệnh trung bình là 12,6 năm (SD=8,8), chủ yếu là mắc bệnh > 15 năm trở lên. Có 8,6% có ít nhất một bệnh đi kèm như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Điểm PASI trung bình là 9,6 (SD=6,1). Phần lớn bệnh nhân ở mức độ nhẹ (56,2%) và vừa (37,6%). Có 6,2% ở mức độ nặng. Hầu hết bệnh nhân bị vảy nến thể mảng (88,5%). Các triệu chứng lâm sàng chính là đỏ da (58,6%), ngứa (40,5%) và đau (15,7%). Về mức độ đỏ da, hầu hết đều ở mức độ không nhẹ (50,7%), 39,2% ở mức độ vừa phải và 10,1% ở mức độ nặng. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phối hợp ở móng tay, móng chân và khớp lần lượt là 67,9%, 63,6% và 31,1%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể bình thường có mức độ nhẹ đến trung bình, với các triệu chứng phổ biến như ngứa, đỏ da và đau. Các phát hiện này góp phần hình thành chiến lược điều trị và quản lý bệnh hiệu quả, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu thêm để cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

World Health Organization (2016), "Global Report on Psoriasis: World Health Organization", Published online.
2. C. E. Griffiths và J. N. Barker (2007), "Pathogenesis and clinical features of psoriasis", Lancet, 370(9583), tr. 263-271.
3. Đặng Văn Em (2013), Sinh bệnh học và chiến lược điều trị bệnh vảy nến, Nhà xuất bản Y học.
4. Evmorfia Ladoyanni, Martha C. Arias, Leandro Fonseca Noriega và Indre Verpetinske (2020), "Psoriasis", trong Bruce Smoller và Nooshin Bagherani, chủ biên, Atlas of Dermatology, Dermatopathology and Venereology, Springer International Publishing, Cham, tr. 1-18.
5. L. P. Peres, F. B. Oliveira, A. Cartell và các cộng sự. (2018), "Density of mast cells and intensity of pruritus in psoriasis vulgaris: a cross sectional study", An Bras Dermatol, 93(3), tr. 368-372.
6. Nguyễn Minh Đấu và Huỳnh Văn Bá (2023), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ và viện nghiên cứu da thẩm mỹ quốc tế FOB năm 2022-2023", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (61), tr. 163-168.
7. Yu-Ting Peng, Ren-Tao Yu, Ai-Jun Chen và các cộng sự. (2023), Predicting the Risk of Nail Involvement in Psoriasis Patients: Development and Assessment of a Predictive Nomogram, Diagnostics, chủ biên.
8. Jobst Augustin, Sandra Wolf, Brigitte Stephan và các cộng sự. (2022), "Psoriasis comorbidities in Germany: A population-based study on spatiotemporal variations", PLOS ONE, 17(3), tr. e0265741.
9. Trần Nguyên Ánh Tú, Nguyễn Trọng Hào và Đặng Văn Em (2020), "Yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh", Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 15(5), tr. 1-5.
10. Trương Thị Mộng Thường (2012), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011", Tạp chí Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 16(Phụ bản 1), tr. 284-292.